1. Tác hại của rượu đối với cơ thể
Uống nhiều rượu gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe:
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư miệng
Uống rượu nhiều khi đói gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Bởi khi dạ dạ trống rỗng thì tỷ lệ hấp thụ rượu chậm lại nhưng không dừng lại.
Khi rượu đi vào cơ thể, mạch máu giãn ra làm cơ thể mất nhiệt, huyết áp bị giảm
Người uống rượu quá mức thường bị mất kiểm soát về hành vi và suy nghĩ.Rượu gây mất nước bởi sự hoạt động của rượu như một thuốc lợi tiểu
Khi rượu đi vào gan được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Những đối tượng uống rượu thường xuyên sẽ dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ dẫn đến nguy cơ bị xơ gan nếu lâu ngày không được chữa trị. Lưu lượng máu đến gan sẽ giảm, chức năng gan cũng bị hạn chế.
Uống rượu đúng tiêu chuẩn, đúng liều lượng và tuyệt đối không pha rượu
Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.
Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày, và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.
Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.
2, Những việc không nên làm sau khi uống rượu
Không tắm ngay lập tức
Tuyệt đối không nên tắm ngay khi kết thúc bữa rượu, kể cả tắm bằng nước nóng. Hành động này có thể khiến hạ đường huyết và rất dễ bị ngất. Nếu bị huyết áp cao và bệnh tim mạch vành lại càng cần lưu ý, bởi tắm nước lạnh sau khi uống rất dễ dẫn đến thiếu máu đến tim, gây ra nhồi máu cơ tim, nguy hiểm tới tính mạng.
Không uống kháng sinh
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, uống kháng sinh sau khi uống rượu có thể gây nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là kháng sinh cephalosporin. Các chuyên gia đã chứng minh, khi đó, cơ thể ta dễ gây ra phản ứng tương tự như dị ứng, thậm chí nặng hơn có thể bị sốc thuốc, hạ huyết áp, hạ đường huyết...
Không cố tự nôn mửa
Cảm giác khó chịu trong bụng dạ là chuyện dễ gặp sau khi uống nhiều bia rượu. Cũng vì thế mà nhiều người rất muốn nôn ra để dễ chịu hơn, tuy nhiên, việc cố tự nôn ra rất nguy hiểm. Nôn mửa bất chợt có thể dễ gây ngạt thở, đặc biệt là khi nhận thức của bạn không được tỉnh táo do quá say. Không chỉ thế, nôn nhiều có thể gây ra tình trạng trào ngược thức ăn, dễ gây viêm tụy cấp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Không vận động mạnh
Sau khi uống rượu, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên vận động thể chất quá nhanh và mạnh. Bởi khi ấy, cơ thể chúng ta rất dễ hạ đường huyết, tăng nguy cơ tiêu cơ vân cấp tính. Tiêu cơ vân cấp tính là một bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt phức tạp khi trở thành suy thận cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.
Ngoài ra, vấn đề đường huyết và huyết áp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới não và tim mạch, gây ra nhiều nguy cơ tử vong do đột tử.
Tác giả: Mộc
-
5 thói quen tốt vào buổi tối, làm được 1 cái là cơ thể khoẻ mạnh, tốt hơn uống thuốc bổ mỗi ngày
-
Bị nói được bạn trai đại gia bao nuôi, hot girl Ngọc Thảo bất ngờ lên tiếng đáp trả cực gắt
-
Tẩy da chết mà không nhớ đến 4 nguyên tắc cơ bản này da bạn sẽ bị xấu đi
-
3 cách dưỡng trắng da mặt “cấp tốc” bằng sữa tươi chỉ sau 1 ngày
-
Vợ mắc ung thư vú, sững sờ khi biết quen xấu của chồng chính là nguyên nhân gây bệnh nan y