Các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng không thể thiếu lối thoát hiểm để đề phòng các trường hợp sự cố bất ngờ xảy ra. Cửa thoát hiểm thường được làm từ thép không gỉ, bên trong là vật liệu chống cháy và bên ngoài là lớp sơn tĩnh điện.
Khi có sự cố xảy ra trong tòa nhà, người dân sẽ chạy ra hành lang của mỗi tầng và thoát ra bằng lối thoát hiểm này. Theo thiết kế, cửa thoát hiểm sẽ luôn đóng và chỉ có thể mở theo một chiều.
Lý do khiến cửa thoát hiểm chung cư luôn đóng
Cửa thoát hiểm của chung cư luôn phải đóng kín để đảm bảo trường hợp có hỏa hoạn xảy ra, khói đọc sẽ không lan vào lối thoát hiểm. Khi xảy ra cháy, người dân có thể đi qua hành lang, mở cửa thoát hiểm và đi theo lối thoát hiểm để ra ngoài. Cửa thoát hiểm được thiết kế để có thể chặn khói và khí độc, giúp người dân có thời gian di chuyển đến vị trí an toàn.
Tuy nhiên, nhiều người dân không nắm được nguyên tắc này và mở cửa thoát hiểm với lý do... cho thoáng khí. Thậm chí, có nơi người ta còn dùng vật nặng để chèn cửa. Điều này hết sức nguy hiểm vì có thể làm mất cơ hội thoát nạn nếu tình huống xấu xảy ra.
Khi cửa thoát hiểm chống cháy bị mở, nếu có cháy, khói sẽ nhanh chóng lan theo hành lang tràn vào lối thoát hiểm và lan sang cả các tầng khác của tòa nhà. Lúc này, những người ở trong tòa nhà sẽ mất lối thoát hiểm an toàn và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thoát ra ngoài.
Ngoài ra, việc cố tình lấy vật nặng để chèn cho cửa thoát hiểm mở ra thường xuyên có thể làm hỏng hóc phần khóa, làm hệ khung cửa móp méo, bản lề yếu đi, cửa bị lệch so với thiết kế ban đầu. Những điều này đều dẫn đến tình trạng cửa không còn khả năng hoạt động như thiết kế, khó có thể ngăn được khói độc lan từ đám cháy ra lối thoát hiểm.
Theo quy định về phòng cháy, chữa cháy dành cho các tòa nhà chung cư, cửa thoát hiểm của các tầng luôn phải đóng. Cửa thoát hiểm tại hàng lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh, buồng thang bộ không được có chốt khóa để có thể mở từ bên trong. Ngoài ra, các tòa nhà có chiều cao trên 15 mét thì cánh cửa thoát hiểm phải có thiết kế là cửa đặc hoặc với kính cường lực.
Bên cạnh đó, cũng theo quy định phòng cháy, chữa cháy, đối với buồng thang bộ, cửa ra vào phải là loại có cơ cấu tự đóng, khe cửa được chèn khít. Các cửa trong buồn thang bộ mở trực tiếp ra ngoài thì không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kít ke cửa.
Cửa của lối thoát nạn từ các phòng hay hành lang cũng được yêu cầu thiết kế là cửa đặc, có cơ cấu tự đóng và khe cửa được chèn khít.
Lý do cửa thoát hiểm chỉ có thể mở một chiều
Khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, con người rất dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn và không tìm được hướng xử lý phù hợp. Nếu để cửa thoát hiểm mở theo hai chiều thì có thể xảy ra trường hợp có người ra vào theo hai chiều ngược nhau. Lúc này, tình huống va chạm, ùn tắc sẽ xảy ra và làm chậm chễ quá trình thoát hiểm.
Vì vậy, việc thiết kế cửa một chiều sẽ đảm bảo mọi người chỉ có thể di chuyển theo một hướng. Khi đó, việc thoát hiểm sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, cửa thoát hiểm được thiết kế với cơ chế tự động đóng. Sau mọi người di chuyển qua khỏi cửa thoát hiểm, cửa sẽ tự đóng lại bằng tay co thủy lực và ngăn ngọn lửa, ngăn khói xâm nhập vào lối thoát hiểm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng: Nên gửi vào thẻ hay sổ tiết kiệm để hưởng lãi cao?
-
Bố mẹ mất không để lại di chúc: Con cái cần biết rõ 1 điều để có thể sang tên sổ đỏ năm 2023
-
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Có 1 điểm "chí mạng" nhiều chung cư khác cũng mắc
-
Rút tiền ATM không nhả tiền dù tài khoản đã bị trừ: Làm ngay cách này để lấy lại tiền nhanh nhất
-
4 trường hợp không được sang tên Sổ đỏ theo luật mới nhất năm 2023: Người dân cần biết