Dân gian kiêng thăm bà đẻ đầu tháng đầu năm mới đặc biệt khi mới sinh trong vòng 1 tháng. Không biết tự bao giờ chuyện kiêng kỵ này lưu truyền khắp nơi và người xưa có câu có thờ có thiêng có kiêng có lành nên mọi cứ truyền tai nhau như vậy, đặc biệt với những người làm kinh doanh.
Sinh một em bé ra đời là chuyện đáng mừng. Đứng trước sinh nở phụ nữ đối diện với tử thần và những biến chứng nguy hiểm, thai nhi cũng đứng trước nguy cơ được sống hay không. Thế nên mẹ tròn con vuông là đáng chúc mừng. Thế nhưng dân gian lại sợ tới nhà bà đẻ trong tháng đầu sau sinh. Dân gian đồn rằng thăm gái đẻ sẽ đem tới vận xui rủi, đen đủi cho bản thân, thăm đầu tháng thì đen cả tháng, đầu năm thì giông cả năm. Người làm kinh doanh mà thăm bà đẻ đầu tháng đầu năm thì làm ăn khó khăn đổ bể, phải thăm sau khi em bé đã tròn tháng và không nên thăm vào đầu tháng đầu năm âm lịch. Người đang có thai không thăm em bà đẻ thì sợ em bé trong bụng nghe tiếng khóc sẽ đòi ra sớm nên đẻ non.
Nam giới, người lái xe không thăm bà đẻ vì sợ gặp xui xẻo...
Cho tới nay không có tài liệu nào lý giải được rõ vì sao thăm bà đẻ lại bị vận xui. Nhưng có thể hiểu rằng khi sinh nở là khi gia đình đối diện với cửa tử nên vận xui vẫn còn ở đó, đặc biệt tỷ lệ tử vong sơ sinh ngày xưa cao. Do đó nhà có bà đẻ thường có âm khí mạnh, trong vòng 1 tháng sau sinh thì ma quỷ còn bủa vây xung quanh trực chờ. Thời xưa khi sinh nở lại còn đóng kín cửa, bịt nhà kín gió, thiếu ánh sáng, bà đẻ sau sinh thì lại kiêng tắm hôi hám, sinh nở thì máu me nhiều. Thế nên có thể nhiều người cho rằng tới thăm bà đẻ sẽ bị ám cái khí âm ấy vào người. Thời xa xưa chuyện máu mẹ sinh đẻ của phụ nữ lại là vấn đề tế nhị, bị cho là tanh hôi nên đàn ông không tới gần.
Việc thăm bà đẻ gây vận xui tới nay không có cơ sở khoa học, chỉ là niềm tin dân gian lưu truyền lại.
Còn ở góc độ khoa học, không nên thăm bà đẻ trong tháng đầu vì nhiều lý do quan trọng nhưng chủ yếu là vì bảo vệ bà đẻ và em bé chứ không phải vì sợ vận xui. Tháng đầu tiên bà mẹ và em bé còn yếu ớt, người tới thăm sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn môi trường sơ sinh, làm tăng tỷ lệ ốm đau tử vong sơ sinh ở trẻ. Bà đẻ trong tháng đầu còn bức sữa, chưa quen nuôi con dễ stress, người mệt mỏi và nhiều vấn đề tế nhị như sản dịch gây hôi, người ít tắm nên không sạch sẽ, ăn mặc lôi thôi, thường xuyên phải vạch bầu ngực cho co bú... Do đó lúc này bà đẻ cũng không tiện tiếp khách. Người lại tới thăm có thể mang theo vi khuẩn vào nhà, mang theo khí lạnh, mà dân gian gọi là sẽ át vía trẻ. Cả mẹ và con trong giai đoạn này cần yên tĩnh nghỉ ngơi. Do đó việc thăm hỏi lúc này không thích hợp trừ những người thân tới thăm nuôi hỗ trợ chăm sóc.
Trong vòng 1 tháng đầu sau sinh bà mẹ và em bé cần được theo dõi đặc biệt vì đó là thời gian mà cả mẹ và con đều còn nguy cơ nguy hiểm cao, mẹ thì có nguy cơ hậu sản,đột tử vì hậu sản, bé thì nguy cơ tử vong sơ sinh. Bởi vậy cách tốt nhất là tránh ồn ào tiếp xúc với người lạ.
Lưu ý khi đi thăm bà đẻ
Nên đợi hết tháng mới đến thăm, lúc đó cả bà đẻ và em bé đã qua giai đoạn nguy hiểm nhất về sức khỏe, tinh thần cũng đã ổn định, cũng đã quen môi trường và nếp sống mới.
Không nên nói chuyện to, ôm ấp em bé'
Không nên hôn vào bé, không cúi gằm sát nói chuyện với bé và mẹ để tránh lây vi khuẩn virus cho bé
Không nên bình phẩm, nhận xét những lời tiêu cực, cũng không nên khen quá nhiều vì dân gian kiêng khen sẽ lấy mất vía của trẻ
Không tự tiện góp ý vè cách nuôi dạy sinh hoạt của bà mẹ, tránh tâm lý bà mẹ không thoải mái.
Không nên tự tiện chụp ảnh quay phim vì cẩn thận ánh đèn flash của máy hại mắt trẻ.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
8 đặc điểm chính của người phụ nữ giàu sang phú quý, phong thủy phát lộc cả đời: Bạn có không?
-
Nhìn tướng mạo của những người sinh ra là để làm sếp
-
Mưa ẩm, giày càng giặt càng hôi, dùng ngay nguyên liệu trong bếp khử sạch mùi hôi, khỏi phải giặt lại nhanh thơm
-
Thầy tướng số nói: Liếc qua ngón tay cái biết ngay ai 'nhiều tiền lắm của' hay nghèo khó, chuẩn hơn nhìn mặt
-
Thịt lợn mua về đừng bỏ ngay lên tủ đá: Làm thêm 1 bước thịt mọng, không khô, vẹn nguyên dinh dưỡng