Vì sao nhà dù chật hẹp tới mấy bạn cũng nên trồng ngay 1 cây này?

( PHUNUTODAY ) - Vì sao nhà dù chật hẹp tới mấy bạn cũng nên trồng ngay 1 cây này - hãy tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết dưới đây.

Vì những lợi ích về y học và sở hữu nhiều màu sắc tươi đẹp nên hoa râm bụt được trồng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, để loài hoa này được phát triển tốt nhất, người chơi hoa nên chú ý một số kỹ thuật trồng cây cơ bản. Loài hoa này có các tên khác như: mộc cận, hoa dâm bụt, bông bụt và có kỹ thuật trồng cây không phức tạp. Các màu sắc của cây gồm: đỏ, cam, vàng… Hoa râm bụt là loại cây thuộc họ Cẩm quỳ, đường kính là 8 – 25cm, chiều cao thân từ 20 – 200cm. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á..

 

Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh …

 

Kỹ thuật trồng cây râm bụt

Thời điểm gieo trồng cây hoa râm bụt là từ cuối mùa xuân đến đầu mùa hè. Đất trồng gồm hỗn hợp đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn, khoáng trồng cây, người trồng có thể bón thêm phân cho cây. Cây cần được đặt ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng gió, lượng ẩm vừa đủ.

Thời gian thích hợp để đổi chậu là vào tháng 7. Mùa hè, cây sẽ sinh trưởng mạnh nên cần được đổi sang chậu trồng lớn hơn. Sau khi cắt tỉa, người trồng nên giữ lại 2 – 3 mấu tại đầu nhánh. Trước khi chuyển cây vào phòng, người chơi hoa nên cắt tỉa những nhánh dài. Người trồng nên đưa cây vào nhà khi nhiệt độ dưới 13 độ C.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dâm bụt:

 

Khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ: dùng hoa dâm bụt hãm với nước nóng thay nước chè (chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà).

Bạch đới, mộng tinh, đái buốt, đi lỵ: lá, hoa dâm bụt, lá bấn, lá thài lài tía, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước uống (chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà).

Mụn nhọt sưng tấy: lá và hoa dâm bụt giã nát, đắp (chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà).

Quai bị, đau mắt: lá dâm bụt và lá dành dành, mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã thì đắp (chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà).

Viêm tuyến mang tai: lá dâm bụt 30g sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Bên ngoài dùng hoa dâm bụt (20g) giã nát đắp chỗ đau (Cây cảnh đẹp cho vị thuốc hay chữa bệnh).

Viêm kết mạc cấp: rễ dâm bụt 30g sắc uống làm 3 lần trong ngày (chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà).

Kinh nguyệt không đều: vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần uống 3 ngày liền, trước kỳ kinh 7 ngày (chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà).

Chữa di tinh: hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g sắc uống ngày một thang chia 3 lần, cần uống liền 10 ngày (chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà).

Tác giả: Ngọc Lê