Viêm đường tiết niệu
Cơ thể con người có thể rơi vào tình trạng bị tích nước nếu uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Việc này sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tiết niệu và tuần hoàn. Thể tích nước trong cơ thể tăng cao vào ban đêm có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm đường tiết niệu.
Rối loạn giấc ngủ
TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, uống quá nhiều nước vào buổi chiều tối có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Khi ngủ, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone chống bài niệu ADH để làm chậm chức năng thận và cảm giác buồn đi tiểu vào ban đêm.
Nếu bạn uống 2-3 ly nước vào buổi tối, lượng nước thừa trong cơ thể sẽ đào thải vào thận. Điều này làm cho hormone ADH giảm khiến bạn có cảm giác đầy bàng quang và phải thường xuyên thức dậy đi tiểu và khó ngủ lại.
Mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều
Trước khi đi ngủ, nếu bạn uống quá nhiều nước có thể dẫn tới tình trạng giảm lượng muối trong cơ thể. Máu luôn cần một lượng muối nhất định. Nếu uống nhiều nước, máu bị pha loãng, thận sẽ không đủ khả năng để lọc bỏ ngay lập tức lượng nước thừa để duy trì cân bằng muối trong cơ thể. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và tiểu nhiều.
Không tốt cho thận, bàng quang
Uống nước trước khi ngủ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều lại có tác dụng ngược lại. Vào ban đêm, cơ thể nghỉ ngơi, không hoạt động nhiều, chỉ có một vài bộ phận trên cơ thể vẫn hoạt động nhẹ nhàng để điều hòa nhịp sống, do đó các nhà khoa học khuyên bạn chỉ nên uống một chút nước để duy trì các cơ quan này. Nếu uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Bàng quang là cơ quan đàn hồi tự nhiên, có thể mở rộng cho phù hợp sau khi uống nước. Vào ban đêm nó sẽ trở lại trạng thái khép ban đầu, nên nếu bạn uống quá nhiều nước trước khi ngủ, bàng quang sẽ phải mở rộng suốt đêm, nước sẽ không thể đi ra khỏi cơ thể. Điều này lặp lại hàng ngày sẽ gây hại cho bàng quang.
Uống nước bao nhiêu là đủ?
Nếu uống quá nhiều nước, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều, gây áp lực cho thận. Việc nước tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ pha loãng các chất điện giải trong máu, dẫn tới hạ natri. Cạnh đó lượng nước dư thùa có thể gây phù hoặc sưng não, nhất là chức năng hô hấp và kiểm soát cơ bắp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc nước.
Trong điều kiện cơ thể bình thường, mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, trung bình là từ 1,5 -2 l nước uống mỗi ngày. Ngược lại, nếu uống nước quá ít thì sẽ dẫn đến kết cục không ai mong muốn. 70% trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước, bởi vậy khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm. Nếu cơ thể mất tới 20% lượng nước, sẽ dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Nào là xấu xí đi bởi vì da bạn sẽ khô, tóc giòn dễ gẫy; Các bệnh như táo bón, sỏi thận cũng sẽ lần lượt ghé thăm…
Tác giả: Ngọc Lê
-
Sốc: Đột quỵ vì thói quen xoay cổ cho đỡ mỏi - quá nhiều người mắc mà chẳng hề lường trước được
-
Đọc xong bài này chắc chắn bạn sẽ dừng cách ăn mì tôm ngay lập tức dù yêu thích và thuận tiện tới đâu
-
Sai lầm tai hại khi chế biến trứng gà không khác nào mang độc tố vào trong mâm cơm
-
Thói quen chết người khi đi vệ sinh quá nhiều người mắc phải mà chẳng hề hay biết
-
Chỉ mặt thói quen khi ăn uống quá 70% người Việt mắc phải khiến ung thư tăng vọt mà chẳng mấy ai ngờ