Vì tắm kiểu này vào mùa đông nhiều người đã méo mặt, đột quỵ chính chúng ta cũng mắc phải mà chẳng ngờ

( PHUNUTODAY ) - Việc tắm vào mùa đông rất dễ khiến mọi người bị đột quỵ, hạ thân nhiệt đột ngột… Vậy đâu là những kiểu tắm được coi là cấm kỵ vào mùa đông nếu bạn muốn có sức khỏe tốt hơn?

Lương y Phó Hữu Đức cũng cho biết, khi tắm gội kiêng kị nhất là việc tắm ở nơi quá thoáng, lộng gió, đặc biệt là khi tắm vào mùa Đông.

Lương y cho biết: "Nếu giải thích đơn giản, cơ thể tiếp xúc với nước ấm, lỗ chân lông, mạch máu dưới da sẽ nở ra. Nhưng nếu có một cơn gió lạnh thổi đến hoặc cơ thể đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh thì sẽ khiến lỗ chân lông và các mạch máu đột ngột co lại. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể, cơ thể tự ý điều chỉnh khiến các mạch máu co thắt lại. Nhẹ thì chỉ bị cảm lạnh, chóng mặt nhưng nặng thì có thể dẫn đến thiếu máu lên não, đột quỵ, liệt nửa mặt, nhồi máu cơ tim".

Lương y cũng cho biết, việc tắm gội buổi đêm, tiếp xúc đột ngột với nước lạnh, gió lạnh sẽ dẫn đến chứng thoát dương, khiến cơ thể bị trúng phong. Lương y Đức kể: "Từng có bệnh nhân sau khi tắm đêm, sáng hôm sau ngủ dậy phát hiện mắt không nhắm được, liên tục chảy nước mắt, nửa khuôn mặt méo, người lạnh run. Nguyên nhân là do phong hàn đã xâm nhập vào lạc mạch ở mặt, làm khí huyết không lưu thông gây nên bệnh" .

Tắm nước lạnh

Đây quả là cực hình đối với việc tắm vào mùa đông. Nhưng rất nhiều người vì lười biếng không chịu đun nước nóng để tắm, hoặc bình nước nóng trục trặc… vẫn thường tắm nước lạnh vào mỗi tối mùa đông lạnh lẽo như hiện nay. Đây là điều cấm kỵ khi tắm vào mùa đông mà bất cứ ai cũng không được bỏ qua.

Thực tế thì để tăng cường sức khỏe, các binh sĩ hải quân của Mỹ thường dành thời gian ngâm mình dưới nước lạnh sau khi tập luyện. Tuy nhiên, theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), việc dùng nước lạnh khi tắm cần tùy thuộc cơ địa từng người. Những người có sức khỏe yếu, người ốm, người già, trẻ nhỏ không nên dội nước lạnh để tắm, nhất là vào thời điểm tiết trời lạnh sâu như mùa đông hiện nay.

Việc sử dụng nước lạnh để tắm không cứ gì vào mùa đông mà bất cứ mùa nào cũng thế cũng cần phù hợp cơ địa, phải ở ngưỡng chịu đựng được của cơ thể.

Tắm nước quá nóng

Ngoài việc tắm nước lạnh, nhiều người lại có thói quen tắm nước quá nóng vào mùa đông. Điều này cũng không thực sự tốt cho sức khỏe, nhất là làn da của bạn. Tắm nước quá nóng sẽ dễ gây tổn thương cho da, làm da bị mất nước, gây ra hiện tượng da thô ráp và lão hóa nhanh. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim.

Giới chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất là nên tắm ở nhiệt độ 24-29 độ C. Khi pha nước, chú ý pha một phần nước nóng đun sôi với 2 phần nước lạnh là đảm bảo bạn có thể tắm ở nhiệt độ thích hợp nhất.

Tắm gội vào ban đêm

Tắm đêm còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là những người đang bị suy giảm miễn dịch.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, dù tắm đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn bị đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi tắm đêm có thể là do đau thắt ngực, tai biến mạch máu não…

Chưa hết, tắm đêm còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là những người đang bị suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân là khi nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, bắt buộc cơ thể phải điều tiết hoặc là co mạch hoặc là giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi bị co lại đột ngột thì khả năng bạn bị đột quỵ là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Ngoài ra, khi tắm đêm hoặc để đầu vẫn còn ẩm ướt đi ngủ rất dễ bị mệt mỏi, đau nhức đầu. Lúc này mạch máu não có xu hướng giãn, có thể sẽ bị đau đầu mãn tính.

"Triệu chứng thường gặp là đau đầu, mỏi vai gáy, toàn thân ớn lạnh, chóng mặt, liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên", BS Ngõ cho hay. Bệnh nhân nếu bị viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng liệt méo miệng, nhất là làm mất thẩm mỹ. Khi bệnh để quá 2-3 năm thì sẽ trở thành tật cực khó chữa khỏi hoàn toàn.

Không chỉ khiến làn da dễ bị khô và mất nước, việc tắm lâu vào mùa đông còn có nguy cơ dẫn đến một loạt những bệnh tật nguy hiểm.

Do đó, việc tắm đêm, gội đầu ban đêm có thể khiến bạn sinh bệnh, hoặc những người đang có bệnh trong người thì sẽ bị nặng hơn. Để tránh hiện tượng này, bạn nên tắm sớm hơn, nên là khoảng thời gian 6-8h tối. Và sau khi tắm xong, bạn cần nghỉ ngơi hoặc làm việc gì đó trong vòng 2 tiếng trước khi lên giường ngủ. Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh xong, người say bia rượu, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm sau 22 giờ.

Tắm quá lâu

Không chỉ khiến làn da dễ bị khô và mất nước, việc tắm lâu vào mùa đông còn có nguy cơ dẫn đến một loạt những bệnh tật nguy hiểm. Với nhiệt độ giảm mạnh, không khí khô, làn da của chúng ta trở nên thô ráp hơn, nhanh khô hơn. Khi tắm lâu, nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức sẽ dẫn tới cảm lạnh, tác động xấu đến huyết áp, các mạch máu lưu thông trong cơ thể, dễ bị choáng váng, ngất xỉu khi đứng dậy. Tốt nhất, bạn chỉ nên tắm trong thời gian 10-15 phút bởi mùa đông, cơ thể không ra nhiều mồ hôi, chất bẩn… nên cũng không cần tắm hàng ngày quá kỹ, quá lâu.

Tác giả: Mộc