Những thói quen dùng gia vị sai cách của nhiều gia đình Việt khiến chúng biến thành chất độc

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều bà nội trợ vẫn thường có thói quen tùy tiện cho thêm các loại gia vị vào món ăn để nêm nếm hay tạo mùi hương. Thế nhưng, các loại gia vị không phải muốn cho vào lúc nào cũng được mà cần căn thời gian đun nấu cho hợp lý.

Muối

ban-da-biet-su-dung-cac-loai-gia-vi-dung-cach

Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối.

Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Nước mắm

photo1540887112645-154088711264671829101

Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.

Đường Nhiều người khi làm các món rán hay nướng thường cho thêm đường, món ăn vì thế dễ bị cháy khét. Tuy nhiên nguy hiểm hơn là nếu bạn lạm dụng đường vào món ăn một cách quá thường xuyên sẽ gây hại tới sức khỏe.

Bởi ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, phụ nữ chỉ nên dùng 20 gram đường mỗi ngày bên cạnh 36 gram ở đàn ông và 12 gram ở trẻ em.

Rượu trắng

Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới.

Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.

Mỳ chính

muoi-1544415697-741-width800height600

Với các món cần tẩm ướp (chiên/rán, nướng, xào, kho...), nên nêm gia vị 2 lần. Lần 1: tẩm ướp vào nguyên liệu trước khi nấu để làm tăng vị umami tự nhiên của nguyên liệu. Lần 2: nêm nếm trước khi hoàn thiện món ăn để tổng hòa hương vị của món ăn.

Với các món có nước (canh, súp, hầm...), nên nêm gia vị lúc gần bắc ra để giúp điều chỉnh vị tổng hòa một cách chính xác nhất, tránh hiện tượng nước sôi bốc hơi nhiều làm thay đổi vị của món ăn..

Dấm

2_20159-1544415697-257-width800height600

Dấm giúp khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm và còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu. Mọi người thường hay dùng dấm để bảo quản thực phẩm. Tuy có nhiều công dụng nhưng có những người tuyệt đối phải tránh xa nếu không muốn hại bản thân.

Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link