Con người thường ngại nói về sai lầm của mình, địa vị càng cao lại càng ngại. Tuy nhiên trong sử Việt có nhiều vị vua đã thẳng thắn nhận lỗi với dân. Đặc biệt, Lý Cao Tông với chiếu hối lỗi, ông được xem là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam hạ mình xin lỗi dân.
Vị vua đầu tiên của nước ta viết chiếu nhận lỗi với dân
Đời vua Lý Cao Tông, vị vua thứ 7 của triều đại nhà Lý, triều chính bắt đầu suy đồi, trong nước nhân dân lầm than, loạn lạc khắp nơi. Điều đó được "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: “Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém… Kinh Thi có câu: Bên trong mê sắc đẹp, bên ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, nhà cao tường đẹp, người nào phạm một trong các điều ấy tất phải diệt vong, mà vua thì phạm đủ các điều ấy, còn làm gì được…”.
Nhưng đến năm 1207, nhà vua nhìn cảnh giặc cướp nổi như ong, bèn hối lỗi và ban chiếu tự nhận lỗi lầm ấy. Sách "Đại Việt sử lược" chép lại bản chiếu đó như sau: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại”.
Tuy vậy năm 1207 đã là những năm cuối đời của ông vua này. Đến 1210 Lý Cao Tông qua đời trong cảnh đất nước loạn lạc và quyền lực triều đình lúc này phải dựa hẳn vào thế lực nhà họ Trần. u cũng là những lời hối lỗi quá muộn màng và hối chỉ để mà hối thôi chứ không thực hiện một biện pháp gì để chấn chỉnh hoặc là tình trạng đã quá tệ để có thể thay đổi được.
Ngoài ông, một số vị thiên tử cũng “dũng cảm” nhận lỗi với bề tôi khi thấy mình sai. Chẳng hạn, vua Lê Thánh Tông từng nhận sai khi bị Quốc tử Tế tửu giám kiêm Văn minh điện Đại học sĩ là Nguyễn Bá Ký thẳng thắn dâng sớ về việc vua làm văn chỉ chuộng lối học phù hoa, vô dụng mà không chú ý kinh, sử.
Hay vua Quang Trung trước đơn “kiện” của dân làng Văn Chương về việc Văn miếu Thăng Long bị đốt cháy, bia đá bị đạp đổ ngổn ngang cũng từng thẳng thắn nhận trách nhiệm và hứa sẽ sửa chữa lại.
Vị quan nào khiến Lý Cao Tông ăn chay, nghỉ chầu khi ông mất?
Tô Hiến Thành (1102 – 1179) làm quan đại thần phụ chính qua hai triều vua là Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Sau khi vua Lý Anh Tông mất, vua Lý Cao Tông kế vị, Tô Hiến Thành được giao quyền phụ chính, một lòng phò ấu chúa. Sách Đại Việt sử lược ghi tháng 6 năm 1179, Tô Hiến Thành mất, vua Lý Cao Tông thương tiếc cho nghỉ chầu triều 7 ngày, ăn chay 3 ngày.
Sau khi Tô Hiến Thành mất, năm 1181, thái tử cũ là Long Xưởng cầm đầu các gia thuộc nô lệ trộm cướp bừa bãi, muốn mưu làm loạn. Tới năm sau, thái hậu dùng Lý Kính Tulàm đế sư (thầy của vua), trong thì hầu việc giảng sách, ngoài thì dạy dân trung hiếu, từ đấy Chiêu Linh Thái hậu và Long Xưởng không dám manh tâm mưu khác nữa. Cao Tông tuy giữ được ngôi vua nhưng khi trưởng thành đã không trở thành minh quân của nhà Lý. Tới năm 1190, ông dùng em vợ (An Toàn nguyên phi) là Đàm Dĩ Mông, vốn là người không có học làm thái phó nên việc triều chính càng suy sút.
Ngày 28 Nhâm Ngọ, năm Canh Ngọ (tức 15 tháng 11 năm 1210), Cao Tông mất ở cung Thánh Thọ, ủy thác cho Đỗ Kính Tu việc triều đình. Cao Tông thọ 38 tuổi, an táng tại Thọ Lăng. Thái tử Lý Sảm lên ngôi, tức là vua Lý Huệ Tông. Tình hình trong nước ngày càng rối ren hơn, được hơn 10 năm thì nhà Lý mất về tay họ Trần (1225).
Tác giả: Vũ Thêm
-
Khám phá di sản 200 năm trên nền tháp Chăm, gắn liền hai lăng tẩm triều Nguyễn
-
Vị Quý phi duy nhất khiến Hoàng đế ham mê chiều chuộng tới mức "khom lưng cúi đầu", là ai?
-
Vị thái hậu đoản mệnh nhất nhà Thanh: 15 tuổi sinh hoàng tử, 23 tuổi mắc bệnh lạ qua đời
-
Khám phá 5 quốc gia nổi bật với kho tàng di sản thế giới tuyệt mỹ
-
Vị vua Việt Nam sống ở Châu Phi gần 60 năm: Lấy vợ sinh con với người nước ngoài