Vị tướng Việt Nam duy nhất lịch sử đánh bại 4 quốc gia trên thế giới: Trở thành Đại tướng khi mới 37 tuổi

( PHUNUTODAY ) - Ông là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại 4 quốc gia trên thế giới, trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân khi mới 37 tuổi.

Nhắc đến tướng tài của Việt Nam không thể không kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại 4 quốc gia trên thế giới, trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân khi mới 37 tuổi

Võ Nguyên Giáp - Đại tướng đầu tiên, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tên khai sinh: Võ Giáp, bí danh: Văn) sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho giàu truyền thống yêu nước. Ông học giỏi, sớm được cha mẹ giáo dục về lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược.

Võ Nguyên Giáp - Đại tướng đầu tiên, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Võ Nguyên Giáp - Đại tướng đầu tiên, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Năm 1925-1926, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước ở Trường Quốc học Huế và tiếp thu tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1927, Võ Nguyên Giáp gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1929, ông cùng một số đồng chí cải tổ Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, một trong ba tổ chức đảng hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời gian này, Võ Nguyên Giáp được tiếp xúc với các tài liệu tuyên truyền Cách mạng và Chủ nghĩa Mác, trong đó có các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một chỉ huy quân sự lỗi lạc của Việt Nam. Ông là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh đuổi thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Vị tướng này cũng là người duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp, quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc hùng mạnh.

Võ Nguyên Giáp đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Từ năm 1945-1947, Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời, Chính phủ Liên hiệp quốc dân. Nổi bật là ngày 30/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh uỷ quyền cho Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Việt Nam, sau là Tổng tư lệnh kiêm Tổng Chính ủy, Bí thư Tổng Quân ủy.

Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng cho 11 cán bộ cao cấp của quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng. Ngày 28/5/1948, ông được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao quân hàm Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội. Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), khi quân Mỹ trực tiếp vào miền Nam, nhiều nước bạn bè khuyên Việt Nam bỏ ý định đối đầu trực tiếp với Mỹ nhưng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: "Việt Nam sẽ thất bại nếu đánh theo kiểu chính quy của các nước lớn, nhưng người Việt Nam sẽ giành chiến thắng bằng cách đánh kiểu Việt Nam". Những kế hoạch chiến lược và phương án tác chiến của ông đã góp phần đánh bại các chiến lược của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

Ngày 7/4/1975, Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh cho toàn quân “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa”, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau khi rời vị trí lãnh đạo, quản lý cho đến những năm đầu của thế kỷ 21, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn theo dõi, cập nhật tình hình thời sự trong nước, thế giới, luôn quan tâm, kịp thời đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước về những vấn đề quan trọng của quốc gia.

"Người Anh cả" của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tổng Tư lệnh “văn võ song toàn”, “đức tài trọn vẹn”, Đại tướng của nhân dân Võ Nguyên Giáp từ trần hồi 18 giờ 09 phút, ngày 4/10/2013 (tức ngày 30/8 năm Quý Tỵ), tang lễ tổ chức theo nghi thức Quốc tang và được an táng ngày 13/10 tại Vũng Chùa, đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chức vụ từng giữ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp là một trong những danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ, một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20.

Võ Nguyên Giáp là một trong những danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ, một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20.

Võ Nguyên Giáp là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ 8-1945 và khoá II-VI (1951-1991), Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương từ 8-1945 và Ủy viên Bộ Chính trị khoá II-IV (1951-1980); Bí thư Quân ủy Trung ương (1946-1978); Phó thủ tướng (Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – 9-1955 đến 8-1991); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1947, 1948-1980); đại biểu Quốc hội khoá I-VII (1946-1991). Sau khi nghỉ hưu, là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (20-8-1992), hai Huân chương Hồ Chí Minh (là người đầu tiên được tặng 1950; 1979), Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (trao ngày 27-10-2010) và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Với tài thao lược về chiến lược, chiến dịch, hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao, Võ Nguyên Giáp là một trong những danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ, một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link