Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, Tự Đức là ông vua nổi tiếng hay chữ của triều Nguyễn. Sinh thời, vua làm thơ, viết sách, sáng tác nhạc… Riêng về thơ phú, vua Tự Đức sáng tác hơn 3.000 bài.
"Ngự chế tổng vịnh" là tập diễn ca do chính vua Tự Đức sáng tác, nội dung về nhân vật lịch sử Việt Nam trong các đời. Tập sách lần đầu được khắc in vào năm 1874, gồm 212 bài. Mỗi bài đều có phần tiểu truyện để lược dẫn tích được nhắc đến, sau mỗi bài thường có đôi lời bình của các quan đại thần.
Tự Đức cũng là ông vua rất yêu lịch sử, từng đặt Tập Hiền viên và Khai Kinh diên để ông ngự cùng các quan bàn sách vở, thơ phú. Ông còn chỉ đạo Quốc sử quán soạn bộ sử lớn "Khâm định Việt sử thông giám Cương mục", từ đời thượng cổ cho đến hết thời Hậu Lê. Trong đó, ông tự phê nhiều lời bình luận.
Vua Tự Đức nổi tiếng là vị đế vương hiếu thảo. Trong suốt 36 năm làm vua, mỗi tháng 15 ngày, vua đều đặn vào vấn an mẹ là Hoàng thái hậu Từ Dụ. Để ghi nhớ lời mẹ dạy, vua Tự Đức còn cho chép thành cuốn sách có tên "Từ Huấn lục" - những lời giáo huấn của đức Từ Dụ.
"Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca" là cuốn sách hiếm hoi dạy học chữ Hán thông qua chữ Nôm, do chính vua Tự Đức biên soạn. Sách rất dễ hiểu nhờ được viết theo thể thơ lục bát (4.574 câu). Sau mỗi câu, tác giả còn chú thích thêm cách đọc tiếng Hán và ý nghĩa của nó.
Ngày đó, vị quan thanh liêm, chính trực là Vũ Dinh có lần cho lính theo dõi bắt được người coi kho lấy trộm tiền, giấu vào túi áo rồi trốn ra quán uống rượu. Dù số tiền không nhiều, khi chuyện đến tai Tự Đức, ông cho rằng tội biển thủ, nếu không trị nặng thì một ngày kia kho tàng sẽ trống rỗng. Nhà vua làm bài thơ kết án kẻ tham nhũng: Nhất nhật nhất tiền / Thiên nhật thiên tiền / Thằng cứ mộc đoạn / Thủy trích thạch xuyên / Tội bất dung tru / Ly ưng xử trảm. Nghĩa là: Một ngày một đồng / Nghìn ngày nghìn đồng / Dây cưa gỗ đứt / Nước chảy đá mòn / Tội bất dung tha / Lệnh truyền xử chém.
Tự Đức là vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, với 36 năm, từ 1847 đến 1883. Dù có 103 bà vợ, ông không có người con ruột nào vì lúc nhỏ mắc bệnh đậu mùa, lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không tốt.
Ông nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng. Ưng Chân là con trai của Thoại Thái Vương Hồng Y, được giao cho Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên Hải, vợ chính của vua Tự Đức nuôi dạy. Sau này, khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân được lên làm vua, được gọi là vua Dục Đức.
Ưng Đường (có sách ghi là Ưng Kỷ hay Ưng Biện) là con của Kiên Thái Vương Hồng Cai, được giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi.
Ưng Đăng cũng là con của Kiên Thái Vương, được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương trông nom, dạy bảo.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Vị vua nước Việt sống ở châu Phi suốt 56 năm, lấy vợ ở châu Phi là ai?
-
2 ngày cuối tháng 11 âm: 3 con giáp được Trời thương Phật độ, tích càng nhiều phước càng giàu
-
Thần tài đến: 3 con giáp được lộc trời ban, tiền bạc tăng đột biến, rủng rỉnh cả năm
-
4 tuổi là chuột sa chĩnh gạo, trước Rằm tháng 12 âm tài lộc chạm đỉnh, tiền bạc đầy kho
-
Liên tiếp 3 tháng đầu năm: 3 tuổi tài lộc xông xênh, vận may tới tấp