Một trong những biểu hiện thường thấy nhất khi trẻ mắc phải bệnh về đường hô hấp chính là ho, có thể trẻ sẽ ho khan hoặc cũng có thể là ho có đờm. Thường thì ho có đờm sẽ khiến trẻ khó chịu hơn do đường hô hấp bị đờm cản trở nên việc thở cũng trở nên khó khăn hơn.
Dấu hiệu nhận biết:
- Trẻ ho nhiều và cảm thấy nặng ngực, khi ho thường khạc ra chất nhầy và đờm, có cảm giác nghẹt thở và khó thở, người mệt mỏi.
- Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện.
- Ho có đờm là khi bé khò khè, khi mẹ áp tai vào ngực bé mẹ sẽ nghe rõ tiếng khò khè hơn và bé dễ bị nôn trớ vì đờm vướng trong cổ.
Nếu để tình trạng này tiếp diễn lâu dài sẽ rất nghiêm trọng vì khiến trẻ khó chịu, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng,…
Nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm là do sự tăng tiết chất nhầy ở khu vực cổ họng gây ra sự ngứa ngáy khó chịu ở khu vực này và đồng thời làm cản trở quá trình hô hấp của bé.
Vo rung long dom: Ky thuat cha me nen biet de ung pho voi benh ho dom cua treNếu như lượng đờm trong cổ họng tăng vượt quá ngưỡng bình thường thì ho chính là cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống khứ đờm ra ngoài. Phản xạ ho là phản xạ bật mở nắp thanh quản trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn với một áp suất lớn để có thể đẩy dị vật ra khỏi phổi và khí quản – trong trường hợp này là đờm.
Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, có những hành động nhỏ của cha mẹ cũng có thể làm cho trẻ long đờm khỏi bệnh nhanh hơn uống thuốc.
Cách xử trí đơn giản khi con trẻ bị ho có đờm mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà là kỹ thuật vỗ rung long đờm. Đây là biện pháp hỗ trợ vô cùng hiệu quả trong điều trị các bệnh đường hô hấp, giúp hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh khi trẻ bị ho, đờm.
Lưu ý dành cho mẹ khi tiến hành rửa mũi cho bé
Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũicho trẻ.
– Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi bé.
– Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi.
– Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.
- Rửa mũi khi bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.
– Không lạm dụng xịt quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm. Nếu bé không bị nghẹt mũi thì nên vệ sinh 1 lần/tuần.
Tác giả: