Vợ đảm khiến chồng hãnh diện vì biết 11 mẹo vặt tuyệt vời này!

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giải quyết những vấn đề khác nhau, rất có thể bạn sẽ gặp phải chúng trong cuộc sống thường ngày.

Làm bếp, dọn dẹp nhà cửa đôi lúc không phải là việc dễ dàng. Để vừa tiết kiệm tiền, thời gian và tránh một vài lỗi không mong muốn như bị cay tay khi cắt ớt, khoai tây chưa kịp ăn đã mọc mầm, bóc vỏ táo dễ dàng không cần gọt… đừng lo! Đã có sổ tay mẹo hay dưới đây rồi này

1. Ăn phải đồ cay, cay đến mức chảy nước mắt phải làm sao đây?

Khi ăn phải đồ cay, uống nước không thể nào hết cay được,ngược lại còn cảm thấy cay hơn. Cách tốt nhất để hết cay là uống sữa bò, uống sữa sẽ giảm ngay cảm giác cay.

2. Thông tắc cống bằng hóa chất đơn giản

Chỉ cần đổ một ít banking soda (bột nổi làm bánh) và một ít dấm vào ống cống đang bị tắc. Ngay lập tức phản ứng hóa học xảy ra tạo ra các bọt khí làm thông tắc đường ống một cách nhanh chóng.

3. Canh quá mặn phải làm sao đây?

Khi nấu canh, nếu không cẩn thận mà cho quá nhiều muối, vị ngon của canh coi như xong rồi, cách cứu nguy lúc này là, cho khoai tây cắt miếng vào đun thêm vài phút. Bởi khoai tây sẽ hấp thu một phần muối, khi đun xong, vớt khoai tây ra là được.

4. Làm sao để đậu phụ không vỡ?

Trong quá trình nấu ăn, vì đậu phụ mềm nên rất dễ vỡ, nát, nếu muốn đậu không bị vỡ, trước khi nấu ăn, ta có thể ngâm đậu trong nước muối chừng 30 phút. Đậu đã ngâm qua nước muối, khi nấu ăn không dễ vỡ nữa.

5. Ngâm tay với giấm trước khi gọt khoai sọ

 

Khi gọt khoai sọ, tay tiếp xúc với vỏ khoai, nên càng gọt tay càng bị ngứa, vì thế trước khi gọt khoai sọ, hãy ngâm tay trong giấm, tay sẽ không bị ngứa.

6. Cắt đôi cà chua

Cách cắt đôi cà chua nhanh chóng, có thể áp dụng cho nhiều loại quả nhỏ khác

7. Làm sao để loại bỏ lớp sáp trên bề mặt quả táo?

Nếu muốn ăn táo cả vỏ, ta cần loại bỏ lớp sáp bọc bên ngoài quả táo:

– Thả táo vào nước nóng (Ở nhiệt độ cao nhất mà tay có thể chạm vào là được), lúc này lớp sáp trên bề mặt quả sẽ nhoè ra.

– Dùng bàn chải đánh răng chà sạch vỏ táo, sau đó rửa sạch với nước là có thể ăn được.

8. Xử lý gạo có mọt

Hoa tiêu (hồng tiêu, xuyên tiêu) là vật chống ô xy hóa tự nhiên, có mùi hương đặc biệt, cùng tác dụng diệt sâu bọ. Mọt gạo vô cùng nhạy cảm với mùi, và rất sợ mùi của hồng tiêu. Cách thực hiện: Chuẩn bị và miếng vải gạc sạch, mỗi miếng vải gói một chút vỏ hồng tiêu và buộc lại, sau đó để vào những vị trí khác nhau trong túi gạo, mì, để đảm bảo cả túi có tác dụng đều nhau.

9. Thuốc xịt làm từ… ớt

Ớt là một thực phẩm có vị cay cực nồng nên rất thích hợp để đuổi chuột.

Cách làm:

Cần dùng: 1/2 chén ớt thái mỏng; Một chút nước; Một nồi lớn để làm nước ớt; Một bình xịt; Một tấm vải. Chuẩn bị thêm găng tay và kính đeo mắt.

Lưu ý: Khi làm nước xịt ớt bạn nên đeo kính, bịt khẩu trang để tránh hít phải vị ớt cay.

Đặt nồi nước lên bếp và cho ớt thái nhỏ vào. Đun sôi hỗn hợp nước này thật lâu và để nguội. Sau đó sử dụng một miếng vải làm màng lọc lấy nước và cho vào bình xịt.

Dùng nước xịt này xịt vào các góc nhỏ quanh nhà chuột hay đi lại. Lưu ý, chỉ xịt với một lượng nhỏ để tránh ảnh hưởng đến con người.

Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy nước khô có thể xịt thêm. Lũ chuột ngửi thấy mùi cay nồng này của ớt sẽ tránh xa, không dám tới gần ngôi nhà của bạn.

10. Để khoai tây ra mầm chậm hơn

Trong mầm khoai tây có chứa alkaloid gây hại cho cơ thể, khi ăn có thể sẽ bị đau bụng, chóng mặt. Nếu đặt một quả táo vào chỗ để khoai tây, có thể giữ khoai tây tươi lâu hơn. Táo sản sinh ra khí ethylene có tác dụng kìm hãm thời gian nảy mầm của khoai tây.

Ngoài ra, nếu muốn đu đủ và kiwi chín nhanh hơn, ta cũng có thể để chung những loại quả này với táo. Và nếu ta để hồng có vị chát cùng với táo, khoảng một tuần sau, vị chát ấy sẽ biến thành vị ngọt.

11. Để cơm thơm và trông ngon hơn

 

Sau khi vo gạo, cho thêm vài giọt nước chanh vào nước nấu cơm, làm vậy cơm sẽ vừa đẹp mắt lại vừa thơm. Ngoài ra, khi đã vo gạo xong xuôi, trước khi nấu cơm có thể cho thêm vài giọt dầu thực vật vào nước, rồi nấu cùng với cơm, cơm cũng sẽ thơm và đẹp mắt hơn.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang