Vò nắm lá này thả vào chậu nước: Thịt vịt không dính một cọng lông măng, hết cả mùi hôi

( PHUNUTODAY ) - Nhổ lông vịt bằng lá đu đủ là một cách làm dân gian nhưng đem lại hiệu quả không ngờ. Bạn có thể thực hiện nhôr lông măng của vịt vừa nhanh vừa sạch lại không sợ mùi hôi.

Dùng lá đu đủ để nhổ lông vịt

– Trước khi cắt tiết vịt, bạn hãy vò một nắm lá đu đủ và nấu sôi để lúc sau trụng vịt thay cho nước sôi bình thường.

Lưu ý: Lá đu đủ là loại lá chứa nhựa có thể gây hại đến da tay, cho nên những ai có làn da nhạy cảm tốt nhất hãy đeo găng tay khi vò nát lá đu đủ nhé.

– Đặt một nồi nước vừa đủ để làm vịt, sau đó thả phần lá đã vò nát vào nấu cho đến sôi 100 độ C.

– Vịt khi đã cắt tiết mang rửa sạch qua nước lạnh, rồi mới trụng vào nồi nước sôi. Bạn không nên trụng vào nước sôi quá lâu có thể sẽ làm cho lớp da bị tuột khỏi thịt.

– Trong quá trình nhổ phải miết tay xuống sát da, xuôi theo chiều lông mọc. Nếu cẩn thận và kỹ càng hơn, sau khi đã nhổ lớp lông dài bên ngoài, bạn trụng sơ vịt lại với nồi nước sôi.

– Tiếp đến nên để vịt vào trong một chậu nước đầy, các lông măng nhỏ li ti sẽ nở ra giúp bạn nhổ sạch và nhanh hơn.

– Sau khi đã nhổ sạch lông vịt, bạn có thể sử dụng một chút giấm ăn để tẩy sạch mùi hôi vốn có của vịt nhé.

Với 1 nắm lá đu đủ bạn sẽ nhổ sạch lông vịt dễ dàng hơn rất nhiều. Sau khi đã nhổ sạch lông vịt bạn có thể sử dụng một chút giấm ăn để tẩy sạch mùi hôi vốn có của vịt, để khi chế biến món ăn từ vịt sẽ thơm hơn. Ngoài mẹo nhổ lông bằng lá đu đủ, các cụ ngày xưa cũng hay dùng lá khế chua hoặc rượu cho vào nước nữa đấy.

Với cách nhổ lông vịt đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng làm sạch lông tơ của vịt, ngay cả nàng dâu vụng đến mấy cũng sẽ thành công.

Sơ chế vịt không còn mùi hôi

Nhìn chung thịt vịt ăn ngon nhưng cách làm có hơi cầu kỳ hơn so với thịt gà. Cách vặt lông vịt bằng lá đu đủ thôi vẫn chưa xong vì sau khi nhổ lông bạn vẫn còn phải qua bước sơ chế vịt. Bởi thịt vịt có tính tanh và mùi hôi khó chịu, bạn cần phải khử mùi hôi này.

Cách khử mùi hôi vịt như sau:

Chuẩn bị: 1 nắm muối hạt và chanh, 1 củ gừng tươi, giấm hoặc rượu trắng. Dùng chanh cắt lát và muối hạt/củ gừng tươi đập dập nhỏ/ giấm/ rượu trắng chà xát lên mình vịt. Chà đều từ trong ra ngoài 2, 3 lượt để đánh bay mùi hôi tanh sạch sẽ.

Rửa vịt lại với nước lạnh vài lần rồi để ráo chuẩn bị cho việc nấu nướng.Nhiều người không khử mùi hôi này mà đem chế biến luôn sẽ ảnh hưởng đến hương vị thịt vịt. Hoặc khi đem luộc bạn nên đập dập 1 củ gừng thả vào nồi nước luộc cùng vịt để bớt mùi tanh.

Tác giả: Mộc