1. Ông vua sống thọ nhất
Càn Long đế trước nay vẫn luôn được biết đến là vị vua phong lưu, đa tình với nhiều phi tần thê thiếp. Mà tục ngữ vốn có câu: "Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người." Ý nói rằng 1 người quá phong lưu, háo sắc sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làm giảm tuổi thọ. Ấy vậy mà, Càn Long đế qua đời ở tuổi 88, trở thành ông vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Hoa. Thực tế, vua Càn Long cũng có chế độ sinh hoạt rất điều độ với "4 điều đừng", bao gồm "ăn đừng nói, nằm đừng nói, uống đừng say, sắc đừng đắm". Ông thường dậy sớm từ 5 giờ sáng để tập thể dục, tập hít thở và trong bữa ăn thường chọn đậu phụ làm món chính.
2. Ông vua phong lưu bậc nhất
Điều làm nên "danh tiếng" của vua Càn Long chính là nhu cầu "tình cảm" rất lớn khi ông có tới hơn 40 phi tần. Không chỉ có tam cung lục viện với hơn 40 phi tần và hàng ngàn cung tần mỹ nữ, mà trong dân gian còn có khá nhiều truyền thuyết về sự đa tình của hoàng đế Càn Long. Những phi tần vua Càn Long thì mỗi người lại có một vẻ đẹp mỹ miều khác nhau, nên hậu cung Càn Long luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những bộ phim cung đấu với những màn tranh chấp nức tiếng trên màn ảnh Hoa ngữ.
Mỗi buổi tối sau khi dùng bữa xong, vua Càn Long sẽ quyết định phi tần nào hầu hạ mình. Ông chọn người đẹp ngủ cùng bằng cách… rút thẻ bài. Tên tuổi của những mỹ nhân được viết trên tấm thẻ gọi là thiện bài này. Sau đó, thái giám cầm thẻ bài ứng với tên mỹ nữ rồi yêu cầu họ tắm rửa sạch sẽ. Tiếp đó, thái giám quấn chăn quanh người mỹ nữ hoặc một cái áo rộng để vác phi tần vào cung vua. Thông thường, mỹ nữ phải chui vào chăn từ phía chân hoàng để với ý nghĩa "được vua ban phước". Thái giám sẽ đứng bên ngoài đợi và sau một khoảng thời gian nhất định sẽ hô to "Tới giờ rồi". Nếu vua Càn Long im lặng thì thái giám tiếp tục đợi. Khi nhà vua có tín hiệu, mỹ nữ được vác khỏi phòng vua và về phòng mình.
Dù vua Càn Long có rất nhiều mỹ nữ và nổi tiếng đa tình nhưng ông rất biết cách sắp xếp hậu cung. Do vậy, dù số lượng phi tần rất đông đảo nhưng không bao giờ có chuyện tranh giành để nhận được sự sủng ái của vua như các triều đại khác.
3. Vị hoàng đế sống xa hoa nhất
Xét về độ ăn chơi, Càn Long khó có đối thủ trong lịch sử Trung Quốc. Không chỉ thường xuyên tổ chức đại tiệc trong hoàng cung, ông cũng ra ngoài Tử Cấm Thành tìm thú vui. Theo sử liệu ghi chép, chi phí ước tính cho hai lần mừng thọ 60 tuổi và 80 tuổi lên đến mười triệu lạng bạc lúc bấy giờ.
Một lần Càn Long đế tuần du xuống phía nam, chỉ riêng thuyền to đã huy động hơn 1000 chiếc. Những nơi đi qua đều cho xây dựng sân khấu để hát xướng. Riêng ngựa được huy động đến 6.000 con, lạc đà 600 con, phu dịch gần 1000 người… Từ Hàng Châu đến Bắc Kinh, vua cho xây dựng 36 hành cung, cứ cách một đoạn ngắn lại có một nhà nghỉ và đoạn đường đi qua đều phải trải thảm, che nắng bằng lụa.
4. Thời gian cai trị lâu nhất
Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Gia Khánh đế, không phải do qua đời hay sức khỏe quá suy yếu mà chỉ là ông không muốn vượt quá số năm trị vì của ông nội Khang Hi (61 năm) - người mà Càn Long Đế vô cùng kính trọng.
Tuy vậy, sau khi lên làm thái thượng hoàng, Càn Long vẫn quyết định mọi chuyện quốc gia đại sự, trong cung đình vẫn dùng Càn Long niên hiệu. Vì vậy, lúc bấy giờ, triều Thanh tồn tại cùng lúc "hai vị hoàng đế".
Tác giả: Vũ Thêm
-
4 nguyên tắc nuôi dạy con lễ phép, ngoan ngoãn như mẹ Nhật
-
Người đàn ông không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất, đó là ai?
-
Khám phá Kon Tum: Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và những món ngon khó cưỡng
-
Số phận lạ lùng của 2 công chúa lấy 2 chồng đều là vua
-
Cung nữ 'số đỏ' nhất trong lịch sử: Trở thành hoàng hậu cả triều đại nhờ sai lầm của thái giám