Chồng cũ đòi nuôi con để níu kéo tình cảm
Chị Nguyễn H. (33 tuổi, Hà Nội) tâm sự, vợ chồng chị lấy nhau và có hai mặt con (1 gái, 1 trai) nhưng cuộc sống vợ chồng luôn xảy ra bất đồng. Hôn nhân không hạnh phúc, họ quyết định chia tay để đường ai nấy đi. Khi chia tay, chị H. là người phụ nữ trắng tay, không tiền, không nhà, không xe, chỉ có hai đứa con là niềm an ủi duy nhất.
Anh T (chồng chị H.) người Hà Nội, có điều kiện hơn vợ rất nhiều. Nhưng khi li hôn vợ, chồng chị từ chối nuôi con. Vì là người tỉnh lẻ nên chị H. phải vật lộn với cuộc sống thành phố nuôi hai con trong khi đồng lương dạy mầm non chỉ ba cọc ba đồng. Không lâu sau đó thì chồng cũ của chị lấy vợ mới, sinh một cô con gái. Suốt thời gian li hôn, anh cũng không hề phụ cấp, thăm nom con cái.
4 năm qua đi, giờ con cái đã lớn, công việc của chị H. cũng đã ổn định thì chồng cũ của chị lại muốn quay về, nối lại tình xưa với lý do anh đã chia tay người vợ sau.
“Chồng cũ muốn hàn gắn tình cảm nhưng tôi từ chối. Nhiều lần níu kéo không được, anh ta ngỏ ý muốn đón con gái lớn về để chăm sóc song tôi cũng không đồng ý. Tôi nói nếu muốn bù đắp thì chu cấp tiền hàng tháng để nuôi con. Nhưng anh ta nói như thế không ý nghĩa bằng việc hằng ngày gần gũi, chăm sóc con bé. Anh ta cố tình đến bắt con tôi đi. Tôi đã qua nói chuyện nhưng anh ta vẫn không đồng ý để tôi đón cháu về”, chị H. chia sẻ.
Đành xa con để mọi chuyện êm đẹp
Bất lực với cách giải quyết của chồng cũ, chị H. định kiện ra tòa đòi lại con nhưng chồng cũ tuyên bố: “Nếu giành lại con thì sẽ cho người phá vỡ công việc hiện tại mà tôi đang làm, đi tù trả nợ cũng chẳng sao. Đã có lần anh ta đến tận trường mầm non, nơi tôi công tác quấy rối. Cũng từ đó, tôi luôn sống trong tình cảnh bất an, lúc nào cũng cảnh giác, đề phòng, rất mệt mỏi. Tôi rất sợ ảnh hưởng đến công việc vì đó là thành quả tôi phải cố gắng biết bao nhiêu năm mới có được”.
Sợ cha mẹ lo lắng nên chị H. cũng không dám điện thoại về quê kể rõ sự tình, nhờ giúp đỡ. Đứng trước tình thế trớ trêu, chị không biết nên giải quyết thế nào. Chị tin nếu kiện chắc chắn sẽ thắng nhưng mâu thuẫn sẽ xảy ra. Một người thân cô thế cô nơi đất khách, nếu như có ý đồ xấu, thù vặt nhau, chị sợ không đủ sức để lường mọi việc.
Lần nào điện thoại cho con gái cũng nghe con khóc, năn nỉ mẹ đến đón về mà lòng chị nặng trĩu. Thời gian gần đây chị không dám điện thoại cho con vì không cầm lòng được khi con nói chuyện, khóc lóc. Con bé đòi mẹ gửi máy tính sang để hàng ngày được nhìn mẹ qua Facebook vì rất nhớ. Hai đứa con trước giờ luôn ở cạnh, thương yêu nhau, giờ mỗi đứa mỗi nơi tội nghiệp lắm. Thương con nhưng chị đành bất lực, chị cảm thấy có lỗi với con, hận bản thân mình vì không giữ cho con được một mái ấm gia đình.
Chị cũng từng nhiều lần trực tiếp qua nhà, nói chuyện thẳng thắn với cha mẹ chồng cũ, anh em họ hàng và được họ cảm thông, chấp nhận trả con. Thế nhưng, chồng cũ lại cố chấp, còn đe dọa. Nhiều người biết chuyện khuyên chị không nên căng thẳng vì mục đích của chồng cũ khi dành nuôi con là muốn chị quay trở về, sẽ chẳng ai có thể lường trước được sự việc sẽ xảy ra.
"Con là con chung, điều đó không thể phủ nhận. Vì thế nhiều người khuyên tôi nếu chồng cũ thương con thì cứ để cho anh ta nuôi dưỡng, chị thường xuyên qua lại thăm hỏi. Cũng đừng nên tạo thêm mâu thuẫn, hằn thù để rồi người gánh chịu bất hạnh lại chính là đứa con", chị H. nghĩ ngợi.
Suy nghĩ, lo sợ khiến đầu chị H. như muốn nổ tung. Để cho mọi việc được êm đẹp, không ảnh hưởng đến con cái, công việc, chị chấp nhận xa con và để con cho chồng cũ chăm sóc. Hơn ai hết, chị hiểu tính cách của chồng cũ. Nếu cứ tạo căng thẳng thì không chỉ khổ bản thân mình, khổ con cái mà công việc bấy lâu nay cũng bị ảnh hưởng.
"Thương con lắm, rất nhớ con nhưng tôi đành chấp nhận để chồng cũ nuôi dưỡng vậy. Người đời thường nói hổ dữ không ăn thịt con. Tôi hi vọng anh ta sẽ luôn yêu thương, chăm sóc, cho con một cuộc sống tốt đẹp. Còn tôi, trải qua bao nhiêu đăng cay, tủi hờn đã quá đủ, tôi sẽ không bao giờ quay lại với anh ta", chị H. khẳng định.
Chồng cũ có quyền khởi kiện giành lại quyền nuôi con hay không?
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ."
Tác giả: Huệ Anh
-
Vợ bỏ đi, chồng một nách 3 con lại đau đớn nhận tin đứa con 7 tuổi bị tai nạn hôn mê sâu
-
Những điều thú vị mà ít chị em để ý lại khiến đàn ông "say" từ cái nhìn đầu tiên
-
"Từ nào trong Tiếng Việt bỏ dấu sắc mà vẫn giữ nguyên nghĩa?", câu trả lời của bé gái khiến người lớn thán phục
-
Thử thai hai vạch, đến khi siêu âm bà bầu mới ngã ngửa vì mang thai "bọc trứng"
-
"Khua dao múa đũa", dâu "đảm" vào bếp khiến ai nấy thất kinh vì ”chém cá vỡ thớt”, ”nấu canh thủng nồi”