Đổi tình lấy đề thi: Sau này trò dễ sa ngã hơn

( PHUNUTODAY ) - cho cả thầy và trò. Một khi bị phát giác thì hậu quả thật khôn lường. Hành vi đó đáng bị lên án, đuổi ra khỏi ngành.

Xin điểm, mua điểm, tráo điểm là điểm giả. "Gạ tình lấy điểm" là loại điểm nguy hiểm - cho cả thầy và trò. Một khi bị phát giác thì hậu quả thật khôn lường. Hành vi đó đáng bị lên án, đuổi ra khỏi ngành.
[links()]
Trước thông tin nữ sinh N.T.T.B (SN 16/11/1994), học sinh lớp 11C4 trường THPT Phú Tân (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) tố cáo bị thầy giáo dạy văn của trường này là Phạm Thái T. dụ dỗ đòi quan hệ để được xem đề thi, nâng điểm và cho ít tiền tiêu nhiều giảng viên đại học đã bày tỏ quan điểm bức xúc, lên án gay gắt với hành vi mất đạo đức 'thầy không ra thầy, trò không ra trò' này.

Đơn tố cáo của nữ sinh B.
Đơn tố cáo của nữ sinh B.

GS.TS Đỗ Thanh Bình, trưởng Khoa Lich sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội:  Tri thức không thể đổi bằng tình

Nếu có chuyện thầy giáo bị nữ sinh tố gạ tình đổi điểm và tiền, thầy giáo rủ nữ sinh đi nhà nghỉ,… thì cả hai phía đều bị lên án. Cả thầy cũng như trò, không thể chấp nhận có chuyện đó trong nhà trường.

Không phù hợp đạo đức người thầy giáo, người học sinh, sinh viên Việt Nam, xã hội cực kỳ lên án, mặc dù thế giới mở cửa nhưng không phải mở cửa chuyện đó, thầy là thầy, trò ra trò, học thế nào thì có điểm như thế, không thể có chuyện đổi tình lấy điểm lấy tiền được.

Về phía các bạn học sinh, sinh viên thì đây chỉ là thiểu số trong nữ sinh, chỉ có một số người lười học mới suy nghĩ như vậy. Trách nhiệm này thuộc về các nhà trường, đoàn thanh niên.

Còn chuyện tình cảm giữa thầy và trò thì đấy là chuyện tự nhiên nhưng thầy phải là người chưa có vợ, trò đến tuổi trưởng thành và chưa có chồng thì yêu nhau được. Tuy nhiên không phải là vụ lợi, lấy điểm, tiền,… có khi học sinh học trò lợi dụng, chưa chắc đã lấy thầy, mà thầy cũng chỉ cần tình cảm thôi.

Gặp các trường hợp như vậy, thầy phải vững vàng, vì đấy là những học sinh rất táo tợn, vụ lợi. Thầy phải làm đúng vai trò của mình, hướng dẫn các em lại, chuyện nào ra chuyện đó, thầy ra thầy, trò là trò.

Tri thức không thể đổi bằng tình được, nếu học sinh, sinh viên trong nhà trường đã vậy thì khi tốt nghiệp rồi, ra  trường sau này sẽ còn sa ngã làm những chuyện khác xấu hơn, cuộc đời sẽ hỏng thôi.

B. được đánh giá là học sinh khá, học đều các môn. Duy chỉ có môn văn là yếu nhất.
B. được đánh giá là học sinh khá, học đều các môn. Duy chỉ có môn văn là yếu nhất.

PGS.TS Hà Thị Hòa, Giảng viên bộ môn Văn học Nga, Trường ĐHSP HN: Điểm đổi, điểm mua... là điểm nguy hiểm

Không phải tất cả các nữ sinh thời nay đều vì "vụ lợi" mà "chủ động", "táo tợn". Theo tôi, chỉ có bộ phận nữ sinh do nhận thức chưa đầy đủ về điểm mà hành động như vậy. Đúng là đi học thì đạt điểm cao là rất quan trọng. Nhưng cần phải cho các em hiểu đúng: Điểm chỉ là phương tiện để định giá trị tiêu chuẩn.

Thầy cô cho điểm là để giúp các em biết thực lực bản thân rồi từ đó mà tiếp tục phấn đấu... Đấy là điểm thực. Còn xin điểm, mua điểm, tráo điểm là điểm giả.

"Gạ tình lấy điểm" là loại điểm nguy hiểm - cho cả thầy và trò - hậu quả khôn lường - bị phát giác, phanh phui, chê bai, lên án, kỉ luật ...còn chưa kể đến những hậu quả xấu khác.

Vụ nữ sinh lớp 11 ở Cà Mau như báo đưa tin ''đổi tình lấy điểm" xảy ra, nếu đúng thế thật tôi nghĩ nguyên nhân là do cả hai: cả nữ sinh và cả ông thầy nữa. Nữ sinh thì hư và ông thầy thì hỏng. Tuy nhiên trong vụ này ông thầy phải chịu trách nhiệm chính.

Là thầy (dù trẻ đi chăng nữa) , đã chọn nghề làm thầy thì phải luôn ý  thức về vị trí xã hội cũng như trách nhiệm chuyên môn của mình. Quan trọng nữa là lương tâm người thầy. Chuyện bị cám dỗ rồi sa ngã là chuyện đời. Nhưng thầy thì không được phép " vụ lợi" "gạ tình cho điểm".

Chuyện tình yêu thầy trò theo tôi là chuyện đã từng xảy ra nhiều và vì thế cũng là bình thường. Ngăn cấm làm sao được tiếng gọi của con tim.

Tuy nhiên nên có khoảng cách và giữ gìn nó như một thứ tình cảm sáng trong. Trong sách văn 11 có bài thơ tình "Tôi yêu em" của A. Puskin thể hiện một  thứ tình yêu lí tưởng - đẹp, cao thượng. Nó thật đối lập với thứ tình yêu vụ lợi - xấu, thấp hèn. Tình yêu nào khiến người ta muốn vươn tới và muốn sống hơn?

Ngôi trường em B. đang theo học.
Ngôi trường em B. đang theo học.

Lời khuyên đơn giản của tôi với các em là: Hãy nghĩ đúng về điểm số. Và hãy vươn tới đạt những điểm số cao bằng chính thực lực học tập, rèn luyện của bản thân để có sự hài lòng với chính bản thân mình.

PGS.TS Nguyễn Duy Bính, Khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội: Đuổi ra khỏi ngành

Đấy là hiện tượng suy thoái nhân cách, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục của chúng ta. Người trường đã không được như thế, nhất lại là người thầy, càng không được sa ngã như thế.

Các trường hợp như trên  thì lúc nào cũng có, trước kia cũng có, nhưng mà mình có phát hiện ra không thôi, mình có dám nói ra không.

Theo tôi, nếu phát hiện, có chứng cứ thì phải truy tố hết. Tôi cho rằng, trong môi trường giáo dục, tình yêu giữa thầy và trò không nên có, đặc biệt học sinh phổ thông, làm sao yêu thầy được, kính trọng thầy là được. Trong môi trường đại học cũng không nên tồn tại hiện tượng này trên giảng đường.

Sự việc nữ sinh mà dám đem tình yêu, chuyện đó đổi lấy điểm, tiền là quá vụ lợi, thực dụng. Cần ngăn chặn, lên án. Để hạn chế, tôi thấy phải tuyên truyền, sinh hoạt công đoàn, chi đoàn, hội sinh viên thường xuyên họp. Thầy trò nên ở đúng vị trí, danh chính ngôn thuận. Nếu phát hiện các chuyện như trên, thì nên đuổi thầy ra khỏi ngành.

PGS.TS Đặng Thanh Toán , giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội: Làm thầy phải có tâm

Những câu chuyện buồn gần đây trong nhà trường như giáo viên gạ tình, đổi tình lấy điểm hoặc lấy tiền đã làm xôn xao dư luận và có ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế người thầy. Tuy nhiên phải thấy rằng đó là những hiện tượng rất và rất cá biệt. Làm thầy cực khó, ngoài trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao còn phải có cái tâm.

Với thâm niên dạy học 40 năm, tôi thấy  rằng ngày nay học trò mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn trong quan hệ với thầy cô nhưng cơ bản vẫn yêu quí, tôn trọng thầy cô. Cũng có một số học trò thực dụng hơn nhưng rất ít.

Cũng có một số thầy cô đánh mất đạo lí làm thầy nhưng cũng rất ít. Phải nói rằng, thầy cô là người cha, mẹ. Trong quan niệm của dân tộc ta, người thầy còn được đặt cao hơn bố mẹ. Vì vậy, việc một số thầy cô và học trò làm những việc như báo chí đã đưa là rất đáng trách. Họ sớm muộn sẽ bị vạch mặt, lên án.

Tôi mong muốn các thầy cô giáo trẻ không ngừng phấn đấu xứng đáng với nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí: Người kĩ sư tâm hồn.
 

Cô Nguyễn Ngọc Bích, giảng viên luật, Trường Đại học Luật Hà Nội:

 Tôi thấy các em nữ sinh hiện nay đúng là "táo tợn" hơn trước. Một phần do các em có thông tin, có kiến thức để tự tin, điều này là phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Một phần do các em nhận thức và ứng xử chưa chuẩn thước nhu cầu về tình cảm và sinh lý lứa tuổi, giới tính.

Nếu trước kia nữ sinh e ấp do các em được dạy như vậy, nhìn xung quanh thấy như vậy nhưng ngày nay nữ sinh táo bạo do được thầy cô khuyến khích chủ động (tất nhiên không phải chủ động trong quan hệ khác giới), được các bạn cổ vũ khi dám thể hiện. Khi các em "tỏ tình" hay gạ tình nhiều em cho rằng như vậy là đúng, nên làm.

Trong vụ nữ sinhMau tôi cho rằng việc thầy gạ trò hay trò dụ thầy đều có thể xảy ra. Nhưng nếu là trò gạ thầy thì phải suy nghĩ thêm rằng tại sao em đó lại làm vậy với thầy giáo mà không lựa chọn cách nào khác hoặc tại sao em chọn thầy đó mà không phải là thầy khác.

Là một giáo viên khi đứng trước tình huống bị gạ tình hay tiền, thì từ chối là lựa chọn duy nhất đúng.

Còn với học sinh, sinh viên khi gặp phải tình huống xấu, các em cần nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình, thầy cô. Không được để thầy cô có ý định xấu có cơ hội để gây hại cho mình như không một mình đi gặp thầy, không tiếp xúc với thầy ngoài giờ học.

Về tình yêu thầy trò hay cô trò nếu là tình cảm thật từ hai phía hay thậm chí một phía cũng đáng trân trọng. Trước kia, quan niệm về môn đăng, hộ đối, sự phù hợp về tuổi làm cho tình yêu thầy trò ít được hoan nghênh nhưng hiện nay rào cản đó không còn nên tình yêu thầy trò hay cô trò đều đáng được ủng hộ.

  • Quân Trang (thực hiện)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn