Hoàn lương bằng cách trở thành “sát thủ” của hải tặc

( PHUNUTODAY ) - Do ham tư lợi, Ravi Outar đã “nhúng chàm” khi 3 lần tham gia vào vụ cướp nhà băng của một nhóm băng đảng thành phố. 3 năm sau ra tù, mặc dù Outar đã bị tước bỏ chức vụ, nhưng anh vẫn âm thầm làm nhiệm vụ.

(Phunutoday) - 15 năm trước, Ravi Outar là lính đặc nhiệm của sở cảnh sát Guyana có trụ sở ở Rose Hall Town, Berbice, có nhiệm vụ chống các hoạt động tội phạm trên bờ biển phía Đông của vùng Demerara và vùng Buxton. Tuy nhiên, do ham tư lợi, Ravi Outar đã “nhúng chàm” khi 3 lần tham gia vào vụ cướp nhà băng của một nhóm băng đảng thành phố. 3 năm sau ra tù, mặc dù Outar đã bị tước bỏ chức vụ, nhưng anh vẫn âm thầm làm nhiệm vụ.

Outar cùng 4 thành viên hoàn lương khác hành nghề mới “sát thủ” của hải tặc ở vùng bờ biển phía Đông của Demerara, với phương châm “dùng cái đầu hơn là dùng vũ lực”. Cụ thể là cướp tàu từ tay cướp biển, với nhiệm vụ tấn công những kẻ cướp biển trang bị vũ khí hạng nặng, giao nộp cho cảnh sát.

Lỡ tay “nhúng tràm”

Đeo găng tay và mặt nạ, cùng áo khoác phản quang nhằm làm mờ hình ảnh trên camera an ninh, Ravi Outar đã tham gia trót lọt được 2 vụ, sang đến vụ thứ 3 thì Outar và nhóm chủ mưu bị bắt. Ngày định mệnh đó vào một ngày tháng 2/2007, nhóm cướp này đã dùng súng khống chế các nhân viên an ninh trong một vụ cướp ngân hàng làm chấn động thành phố Georgetown và lấy đi “suôn sẻ” 3 triệu USD. Nhưng chỉ sau 4 ngày, nhóm cướp này đã bị bắt. Trong phiên xét xử, thay vì những câu hỏi đanh thép, thị uy đối với bị cáo Ravi Outar, ban hội thẩm lại giành cho bị cáo một thái độ mềm dẻo. Nội dung vụ án đã rõ ràng, dường như những câu hỏi có phần “nựng” bị cáo để kiểm chứng xem trong con người kia có bao nhiêu phần tỉnh táo. Còn Ravi Outar ngoài lời nhận tội ra, anh tỏ ra rất kiệm lời, suốt phiên xét xử chỉ rưng rức khóc khi nhìn vào đứa con trai lên 3 tuổi.
 

“Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, không còn cách nào khác là cải tạo tốt. Với người thân của mình, tôi chỉ có một câu rằng, cảm ơn bố mẹ đã lo lắng cho con. Con sẽ cải tạo tốt để trở thành người lương thiện, để bố mẹ thanh thản trong những năm tháng cuối đời. Tôi rất thương bố, ông là người thành đạt trong xã hội, nhưng cuối đời lại chịu đau khổ vì một đứa con bất hiếu như tôi. Dù biết rằng không thể đền đáp hết và đủ, nhưng khi ra trại tôi sẽ cố gắng hết sức vì bố mẹ mình. Điều tôi day dứt nhất đó là cậu con trai. Hôm tòa xử, tôi được nhìn thấy nó, nó chạy ra ôm tôi và bảo con nhớ bố lắm, con vẫn uống sữa bố mua. Tôi chưa kịp nói câu nào thì gia đình sợ nó nhìn thấy tay tôi bị còng nên đã vội bế ra chỗ khác. Hình ảnh đó càng thôi thúc tôi cải tạo tốt để sớm ra tù”, Outar kể lại trong nước mắt...

Những phi vụ đặc biệt

Ngay sau khi ra tù được 7 tháng, Outar cùng 4 thành viên hoàn lương khác hành nghề mới “sát thủ” của hải tặc ở vùng bờ biển phía Đông của Demerara, với phương châm “dùng cái đầu hơn là dùng vũ lực”. Cụ thể là cướp tàu từ tay cướp biển, với nhiệm vụ tấn công những kẻ cướp biển trang bị vũ khí hạng nặng, giao nộp cho cảnh sát. Công việc đã đưa Outar và 4 cộng sự đến những cánh rừng bị chiến tranh tàn phá ở Nam Mỹ, đối mặt với giới hải tặc.

Outar cho biết mỗi lần nghe tin hải tặc cướp tàu ở vùng Demerara và vùng Buxton, anh cùng 4 cộng sự xem xét kỹ lưỡng, xét theo tình hình cụ thể, lực lượng tương xứng… trước khi quyết định có “tham chiến” hay không? Nếu quyết định hành động, Outar lãnh trách nhiệm phải đến cảng mà con tàu đó xuất phát, đánh giá tình trạng tàu, xem có những ai trên boong, thái độ của những người trên tàu ra sao, có đủ nhiên liệu để đưa về bờ không… “Công việc yêu cầu chúng tôi phải lên được tàu của chúng, khống chế được cướp biển. Nếu có con tin, chúng tôi phải dùng lựu đạn cay, nếu không có chúng tôi dùng lựu đạn sát thương”, Outar nói.

Dù được trang bị những khẩu súng bắn đạn hiện đại và từng là những lính đặc nhiệm, đội ngũ của Outar chủ trương “dùng cái đầu hơn là dùng vũ lực” để khống chế được các con tàu trong tay cướp biển. Bởi theo nhận định của Outar thì thủ đoạn của bọn hải tặc ngày càng linh hoạt, tinh vi và khôn khéo. Lực lượng hải quân thường lưỡng lự mỗi khi can thiệp vì bọn hải tặc sử dụng chính các tàu bị chúng bắt cóc để thực hiện các vụ tấn công mới. Bọn hải tặc thường đi trên hai chiếc xuồng hoặc tàu cao tốc nhỏ chỉ dài vài mét và một con tàu mẹ lớn hơn một chút chở thực phẩm, nhiên liệu và đạn dược. Nếu nhìn thấy tàu hải quân quốc tế áp sát, chúng sẽ nhanh chóng vứt bỏ toàn bộ vũ khí hay bộ đàm vệ tinh và theo luật thì lính hải quân không có cớ gì để bắt giữ chúng vì không có bằng chứng cho thấy chúng là hải tặc.

Thường trang bị cho mình một… nụ cười, Outar và đội ngũ từng là lính đặc nhiệm – những chiến sĩ thầm lặng, phản ứng nhanh luôn túc trực sẵn sàng cho công việc. “Ngành tàu biển nguy hiểm hơn cả miền tây hoang dã và luật thông thường không thể áp dụng ở một số nơi. Chúng tôi phải thích nghi với cái gọi là luật rừng. Có rất nhiều cách để lấy lại tàu, trong đó có cách hối lộ những tay lính gác và việc này rất tác dụng. Tôi phải dùng bất kỳ chiêu nào để tránh bạo lực. Nếu chỉ có một tay lính gác trên boong, tôi sẽ lừa hắn”, Outar nói về phương cách hành động của nhóm.
 

Outar còn hóm hỉnh kể, anh từng lừa được mấy tay cướp biển đang canh gác rằng con tàu đang chìm và rồi chúng hoảng sợ chạy mất. Và khi chúng đã chạy, anh cùng cộng sự chỉ việc đưa tàu đi.

Phi vụ thành công đầu tiên và đáng ghi nhất của nhóm là “chiến dịch” giành lại chiếc du thuyền SV Quest bị hải tặc cướp giữ.

Chiếc du thuyền SV Quest thuộc sở hữu của một cặp vợ chồng người Anh, đang thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.  Khi du thuyền SV Quest di chuyển từ Ấn Độ tới vùng Demerara, thì vào chiều ngày 19-2  bị cướp biển tấn công. Bọn cướp biển đã nhanh chóng chiếm  giữ du thuyền, khống chế con tin. Những người đi trên du thuyền đã nhanh chóng phát tín hiệu cấp cứu cho lực lượng cứu hộ.

Ngay sau khi người phát ngôn của Sứ quán Anh tại Demerara thông báo cướp biển đã bắt cóc một du thuyền ở ngoài khơi Demerara, trên thuyền có 5 công dân Anh, lực lượng hải quân  nước này đã nhanh chóng tiếp cận  để giải cứu con tin. Hải quân Anh phái 2 chiếc tàu tuần tra đi theo chiếc du thuyền mà bọn cướp biển bắt cóc buộc phải di chuyển theo hướng tới vùng biển Somalia. Tuy nhiên, quá trình tiếp cận và giải cứu của lực lượng phản ứng nhanh của hải quân Anh đã thất bại.

Quân đội Anh cho biết 5 công dân nước này đã bị hải tặc giết trên chiếc du thuyền bị cướp tại Đại Tây Dương. Một thông cáo của Bộ chỉ huy trung tâm nói rằng trong lúc lực lượng Anh tìm cách thương thảo với bọn hải tặc về việc phóng thích các con tin ngày 21-2 thì nghe thấy tiếng súng nổ trên du thuyền SV Quest. Quân đội cho biết lực lượng phản ứng đã lên chiếc du thuyền bị cướp và phát hiện tất cả 5 con tin bị hải tặc bắn chết. Hải quân Anh lúng túng.

Tình thế mỗi lúc thêm nguy hiểm. Câu chuyện cướp biển cứ nóng dần, lớn dần và đáng sợ dần. Quyết tâm tham gia “chiến dịch” này, Outar đã giả làm ngư phủ lên đường đi đánh cá. Thấy con thuyền SV Quest đang bị cướp biển chiếm giữ, Outar cùng 4 cộng sự tắt máy vào vị trí chiến đấu với những bao cát lớn làm lô cốt cố thủ. Như thường lệ, bọn chúng dữ dội nổ súng vào tàu. Khi bọn chúng còn cách 30m, tôi hạ lệnh nổ súng và kêu gọi đầu hàng. Bọn chúng ngoan cố bắn lại quyết liệt, cuộc đấu súng trong 20 phút liên tục. Bọn cướp biển có trong tay hoả lực khá mạnh, bao gồm đại liên và cả súng phóng lựu.

 Tuy nhiên, lúc đó, trên boong tàu chỉ diễn ra một cuộc đấu súng ngắn. Kết quả, một tên cướp biển bị bắn chết tại chỗ, 10 tên khác bị bắt, trong đó có vài tên bị thương. Sau này kiểm tra, ít nhất 30 viên đạn đã găm vào tàu của Outar. Cuối cùng, một tên xách súng AR15 đã gục ngã, khẩu súng rơi xuống biển, một tên bị thương, tên còn lại toan nổ máy chạy trốn. Outar nhằm đúng đầu máy của chúng và xiết cò, một đầu máy bị cháy, biết tàu mình không còn đạt đủ tốc độ chạy trốn, chúng đã đầu hàng.

Kế hoạch tấn công cướp biển Somalia

Khi cướp biển Somalia, những gã hung thần trên vịnh Aden (Ấn Độ Dương), đang táo tợn thách thức cả thế giới với hàng loạt vụ đánh cướp tàu biển quốc tế. Chúng đang hướng mũi nhọn tấn công vào vùng biển Đại Tây Dương. Nhiệm vụ mới nhất của Outar và các cộng sự là tấn công vào một nhóm cướp biển Somalia có vũ trang. Trong ngôi nhà của mình, trên một con thuyền đậu ở một nhánh sông gần bang New Orleans, miền Nam nước Mỹ, Outar giải thích rằng ông không hề nao núng khi quyết định sẽ tấn công cướp biển Somalia - những tên cướp biển nguy hiểm nhất thế giới.

Outar tiết lộ thêm về kế hoạch tấn công của mình. Đoàn của Outar sẽ tấn công vào các tàu cướp biển và giành quyền kiểm soát. Nếu như trên tàu có con tin, Outar sẽ ném loại lựu đạn gây bất tỉnh còn nếu như trên tàu không có con tin thì ông sẽ dùng loại lựu đạn có sức công phá lớn để tấn công. Cả Outar và các cộng sự của mình không muốn giết ai cả. Nếu như bắt được một tên cướp biển nào đó, họ vẫn cho chúng cơ hội được tự do miễn là chúng đồng ý trả lại tàu cho ông và sẵn sàng bơi vào bờ.

Như vậy, có thể xem đội lính Outar hành nghề “sát thủ” của hải tặc là đội lính của những “Chiến công thầm lặng”. Ở đó có 5 con người hết lòng vì nhiệm vụ, tận tâm tận lực đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ an ninh vùng biển – một vấn đề nhức nhối của toàn thế giới. Đó là tấm gương hoàn lương, có động cơ trong sáng làm nên chiến công không phải để mang lại lợi ích cho cá nhân mình.

  • Hiền Nhung
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn