’Khó loại trừ nguy cơ đụng độ biển Đông vài tháng tới’

Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn, Trung Quốc tăng cường tàu chiến có thể tuần tra Biển Đông, hải quân Nhật có thể dùng vũ khí cưỡng chế tàu Trung Quốc rời Senkaku...là tin tức thời sự chính ngày 13/6.
Học giả Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, một chuyên gia về Biển Đông nhận định trên tờ Asia Times Onlines hôm 10/6, mặc dù ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận về việc khởi động đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC, nhưng những diễn biến tình hình Biển Đông 6 tháng đầu năm 2013 đã chứng minh quỹ đạo chung của tranh chấp Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến xấu đi và rất ít khả năng cải thiện trong thời gian tới.

Học giả Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, một chuyên gia về Biển Đông nhận định trên tờ Asia Times Onlines hôm 10/6, mặc dù ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận về việc khởi động đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC, nhưng những diễn biến tình hình Biển Đông 6 tháng đầu năm 2013 đã chứng minh quỹ đạo chung của tranh chấp Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến xấu đi và rất ít khả năng cải thiện trong thời gian tới.

Trong những tháng tới khó có thể loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa lực lượng hàng hải (cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính...) và tàu cá các bên tranh chấp. Nói cách khác, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn, học giả Ian Storey nhận định.

Trong những tháng tới khó có thể loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa lực lượng hàng hải (cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính...) và tàu cá các bên tranh chấp. Nói cách khác, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn, học giả Ian Storey nhận định.

Từ đầu năm 2013 đến nay cục diện tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi với đặc trưng bởi sự gia tăng các hoạt động 'khẳng định chủ quyền' trên Biển Đông cũng như phản ứng của các bên đối với các hoạt động này như việc Philippnes kiện đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, tranh chấp trên bãi cỏ mây, xung đột Philippnes Đài Loan, việc cạnh tranh nguồn tài nguyên giữa các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông...

Từ đầu năm 2013 đến nay cục diện tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi với đặc trưng bởi sự gia tăng các hoạt động "khẳng định chủ quyền" trên Biển Đông cũng như phản ứng của các bên đối với các hoạt động này như việc Philippnes kiện đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, tranh chấp trên bãi cỏ mây, xung đột Philippnes Đài Loan, việc cạnh tranh nguồn tài nguyên giữa các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông...

Truyền thông Trung Quốc cho biết hai trong số 6 chiếc tàu hộ vệ Type 056 mới nhất vừa được đưa vào trang bị cho Hải quân nước này vào đầu tháng Sáu. Chiếc đầu tiên thuộc loại này được Trung Quốc đưa vào biên chế ngày 26/2/2013. Ba chiếc tiếp theo được biên chế cho Hải quân trong tháng Tư.

Truyền thông Trung Quốc cho biết hai trong số 6 chiếc tàu hộ vệ Type 056 mới nhất vừa được đưa vào trang bị cho Hải quân nước này vào đầu tháng Sáu. Chiếc đầu tiên thuộc loại này được Trung Quốc đưa vào biên chế ngày 26/2/2013. Ba chiếc tiếp theo được biên chế cho Hải quân trong tháng Tư.

Hai chiếc Type 56 mới nhất vừa được đưa vào trang bị là Shangrao số hiệu 583 và Qinzhou số hiệu 597. Ngoài ra, 4 nhà máy đóng tàu của Trung Quốc hiện cũng đang đóng 12 chiếc tàu loại này với các công đoạn hoàn thành khác nhau. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ đóng mới không dưới 20 chiếc tàu hộ vệ Type 056 để thay thế cho loại Type 037 và 053 đã lạc hậu.

Hai chiếc Type 56 mới nhất vừa được đưa vào trang bị là Shangrao số hiệu 583 và Qinzhou số hiệu 597. Ngoài ra, 4 nhà máy đóng tàu của Trung Quốc hiện cũng đang đóng 12 chiếc tàu loại này với các công đoạn hoàn thành khác nhau. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ đóng mới không dưới 20 chiếc tàu hộ vệ Type 056 để thay thế cho loại Type 037 và 053 đã lạc hậu.

Trong số các tàu đã và đang đóng, đáng chú ý là Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc được trang bị 2 chiếc số hiệu 584 và 585. Dư luận Trung Quốc cho rằng những tàu này sẽ thay thế các tàu Type 037 đang hoạt động ở Biển Đông. So với Type 037, Type 056 được đánh giá có tầm hoạt động rộng hơn và khả năng tác chiến mạnh hơn. Ngoài ra, giới chuyên gia Trung Quốc cũng kỳ vọng Type 056 với tầm hoạt động tương tự Type 053, song có số lượng thủy thủ đoàn ít hơn hoàn toàn có thể giúp các loại tàu chiến lớn hơn như Type 054A và 052C/D “rảnh tay” hoạt động ở các vùng biển và đại dương xa hơn.

Trong số các tàu đã và đang đóng, đáng chú ý là Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc được trang bị 2 chiếc số hiệu 584 và 585. Dư luận Trung Quốc cho rằng những tàu này sẽ thay thế các tàu Type 037 đang hoạt động ở Biển Đông. So với Type 037, Type 056 được đánh giá có tầm hoạt động rộng hơn và khả năng tác chiến mạnh hơn. Ngoài ra, giới chuyên gia Trung Quốc cũng kỳ vọng Type 056 với tầm hoạt động tương tự Type 053, song có số lượng thủy thủ đoàn ít hơn hoàn toàn có thể giúp các loại tàu chiến lớn hơn như Type 054A và 052C/D “rảnh tay” hoạt động ở các vùng biển và đại dương xa hơn.

Theo kênh ABS-CBNnews, dự thảo Nghị quyết số 167 của Thượng viện đã được các Thượng nghị sĩ Robert Menendez (Dân chủ, New Jersey), Marco Antonio Rubio (Cộng hòa, Florida), và Ben Cardin (Dân chủ, Maryland) gửi đến Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 10/6. Dự thảo nghị quyết thúc giục các nước tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông hãy thiết lập một bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột.

Theo kênh ABS-CBNnews, dự thảo Nghị quyết số 167 của Thượng viện đã được các Thượng nghị sĩ Robert Menendez (Dân chủ, New Jersey), Marco Antonio Rubio (Cộng hòa, Florida), và Ben Cardin (Dân chủ, Maryland) gửi đến Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 10/6. Dự thảo nghị quyết thúc giục các nước tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông hãy thiết lập một bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột.

Dự thảo nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án “việc sử dụng những hành động ức hiếp, đe dọa hoặc vũ lực của hải quân, cảnh sát biển, tàu cá hoặc máy bay quân sự và dân sự tại biển Đông và biển Hoa Đông để xác lập những yêu sách chủ quyền gây tranh cãi hoặc thay đổi hiện trạng”.

Dự thảo nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án “việc sử dụng những hành động ức hiếp, đe dọa hoặc vũ lực của hải quân, cảnh sát biển, tàu cá hoặc máy bay quân sự và dân sự tại biển Đông và biển Hoa Đông để xác lập những yêu sách chủ quyền gây tranh cãi hoặc thay đổi hiện trạng”.

Trong khi đó, theo thông cáo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm dài khoảng 30 phút ngày 12/6 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe , hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tầm quan trọng của việc đảm bảo ổn định cũng như theo đuổi đối thoại liên quan tới tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.

Trong khi đó, theo thông cáo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm dài khoảng 30 phút ngày 12/6 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe , hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tầm quan trọng của việc đảm bảo ổn định cũng như theo đuổi đối thoại liên quan tới tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.

Trong khi đó, theo thông cáo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm dài khoảng 30 phút ngày 12/6 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe , hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tầm quan trọng của việc đảm bảo ổn định cũng như theo đuổi đối thoại liên quan tới tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.

Trong khi đó, theo thông cáo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm dài khoảng 30 phút ngày 12/6 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe , hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tầm quan trọng của việc đảm bảo ổn định cũng như theo đuổi đối thoại liên quan tới tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông.

Hai ông cũng đề cập về các cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một khu nghỉ dưỡng ở bang California, Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe cũng cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác nhằm kiềm chế chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Hai ông cũng đề cập về các cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một khu nghỉ dưỡng ở bang California, Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe cũng cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác nhằm kiềm chế chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/6 dẫn nguồn hãng tin Kyodo Nhật Bản cho hay, hôm 11/6 đảng Dân chủ tự do cầm quyền Nhật Bản vừa tổng kết xong bản dự thảo luật Cảnh giới đảm bảo an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh nhóm đảo Senkaku. Trong tâm của dự thảo luật này cho phép quân đội Nhật Bản được tiến hành tuần tra cảnh giới trong phạm vi 12 hải lý xung quanh nhóm đảo Senkaku hiện nước này đang kiểm soát nhưng Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố 'chủ quyền' với tên gọi Điếu Ngư/Điếu Ngư Đài.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/6 dẫn nguồn hãng tin Kyodo Nhật Bản cho hay, hôm 11/6 đảng Dân chủ tự do cầm quyền Nhật Bản vừa tổng kết xong bản dự thảo luật Cảnh giới đảm bảo an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh nhóm đảo Senkaku. Trong tâm của dự thảo luật này cho phép quân đội Nhật Bản được tiến hành tuần tra cảnh giới trong phạm vi 12 hải lý xung quanh nhóm đảo Senkaku hiện nước này đang kiểm soát nhưng Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố "chủ quyền" với tên gọi Điếu Ngư/Điếu Ngư Đài.

Đối với các tàu công vụ Trung Quốc (Hải giám, Ngư chính) xâm nhập bất hợp pháp khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo Senkaku, hải quân Nhật Bản phối hợp với Cảnh sát biển nước này để xua đuổi. Trường hợp tàu Trung Quốc cố tình hiện diện bất hợp pháp bất chấp cảnh cáo từ Nhật Bản, Hải quân và Cảnh sát biển Nhật Bản được phép sử dụng vũ khí để 'cưỡng chế di dời' tàu Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Senkaku.

Đối với các tàu công vụ Trung Quốc (Hải giám, Ngư chính) xâm nhập bất hợp pháp khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo Senkaku, hải quân Nhật Bản phối hợp với Cảnh sát biển nước này để xua đuổi. Trường hợp tàu Trung Quốc cố tình hiện diện bất hợp pháp bất chấp cảnh cáo từ Nhật Bản, Hải quân và Cảnh sát biển Nhật Bản được phép sử dụng vũ khí để "cưỡng chế di dời" tàu Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Senkaku.

Tướng Robert Kehler, người đứng đầu Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết tại một cuộc họp Quốc hội hôm 12/6, Triều Tiên và chu kỳ các hành động khiêu khích của quốc gia này đã trở thành một mối đe dọa lai tạp điển hình mà Mỹ sẽ phải đối mặt trong tương lai. Tướng Kehler cho biết, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa được giới hạn phạm vi và khả năngđể chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên và Iran.

Tướng Robert Kehler, người đứng đầu Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết tại một cuộc họp Quốc hội hôm 12/6, Triều Tiên và chu kỳ các hành động khiêu khích của quốc gia này đã trở thành một mối đe dọa lai tạp điển hình mà Mỹ sẽ phải đối mặt trong tương lai. Tướng Kehler cho biết, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa được giới hạn phạm vi và khả năngđể chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên và Iran.

Sự phát triển tên lửa nhanh hơn dự kiến của Triều Tiên đã khiến Mỹ phải tăng cường lá chắn phòng thủ của mình. 'Chúng tôi đã bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa với quan điểm nó có thể được cải thiện dần theo thời gian. Và chúng tôi đã trải qua một loạt các cải tiến khác như gia tăng các cảm biến, đánh chặn máy bay', vị tướng nói. (Tổng hợp từ TNO, GDVN, Vietnam Plus, ĐVO)

Sự phát triển tên lửa nhanh hơn dự kiến của Triều Tiên đã khiến Mỹ phải tăng cường lá chắn phòng thủ của mình. "Chúng tôi đã bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa với quan điểm nó có thể được cải thiện dần theo thời gian. Và chúng tôi đã trải qua một loạt các cải tiến khác như gia tăng các cảm biến, đánh chặn máy bay", vị tướng nói. (Tổng hợp từ TNO, GDVN, Vietnam Plus, ĐVO)