Cách chăm sóc bệnh viêm đường hô hấp trên tại nhà

( PHUNUTODAY ) - Nguyên tắc gây bệnh viêm đường hô hấp trên do cơ thể bị nhiễm virut gây nên. Vì vậy, khác với các bệnh đề kháng thông thường. Người bệnh viêm hô hấp cần có cách chăm sóc đặc biệt.

-  Điều trị có dùng thuốc

Viêm đường hô hấp trên là một tổ hợp bệnh liên quan nên bạn có thể dùng thuốc để điều trị. Điều trị thuốc giảm ho, long đàm dạng siro, thuốc khí dung, giảm đau, hạ sốt, chống viêm…

Viêm đường hô hấp trên do virus gây chủ yếu là điều trị triệu chứng, nếu đã xác định rỏ được nguyên nhân do vi khuẩn…có thể dùng kháng sinh, kháng viêm…Tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng kháng sinh và phải theo chỉ định của bác sĩ

-  Không dùng thuốc

Nếu là trẻ nhỏ, bà mẹ có thai hay những bệnh nhân không muốn sử dụng thuốc kháng sinh có thể kết hợp một số phương pháp chăm sóc tại nhà để khỏi bệnh. Vệ sinh mũi, thông thoáng đường thở cho trẻ. Dinh dưỡng đầy đủ, tăng sức đề kháng. Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ…

benh-viem-duong-ho-hap-tren-2

Vệ sinh mũi, thông thoáng đường thở cho trẻ 

Chăm sóc trẻ em khá quan trọng khi trẻ bị viêm hô hấp trên. Làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm, khô (tốt nhất dùng khăn giấy mềm) để không gây kích thích nhiều ở mũi dẫn đến đau mũi, đỏ mũi do lau quá nhiều lần. Dùng nước muối 9‰ nhỏ vào từng bên mũi cho trẻ để làm loãng dịch mũi, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi, dùng tăm bông sạch, khô ngoáy mũi lại. Làm thông mũi cho trẻ trước khi ăn hoăc bú nếu dịch nhiều, quánh, dính để tránh nôn

Trẻ em còn rất nhạy cảm, nhất là khi cơ thể do virut nên còn suy yếu. Tránh lạm dụng nước muối quá nhiều để hút mũi quá nhiều vì sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ. Tránh nhỏ nước ép tỏi cho trẻ vì tỏi có vị cay dễ gây bỏng niêm mạc của trẻ. Giữ ấm cơ thể trẻ nếu là mùa đông, mùa hè không cần mặc áo quá dày, chỉ cần tránh cho trẻ nằm ngay trước luồng quạt máy hoặc dưới luồng gió của điều hòa.

Ho là triệu chứng của viêm đường hô hấp trên nhiều hơn, ho trong viêm đường hô hấp trên có thể do tình trạng tăng tiết nhiều đờm dãi hoặc co thắt đường hô hấp trên Vì vậy tùy theo cơ chế để sử dụng thuốc, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc hay nôn mửa.

Đối với trẻ nhỏ, bệnh có thể dẫn đến nôn do đờm đặc hoặc do bệnh đã nặng hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ trẻ nếu thấy trẻ nôn nhiều hơn các mẹ cần báo cho bác sĩ hoặc cho trẻ đến khám ngay. Khi trẻ nôn cần cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, làm sạch chất nôn ở miệng, họng, mũi trẻ, lau khô chất nôn trên người trẻ bằng khăn mềm và nước ấm, thay quần áo cho trẻ. Nếu trẻ nôn nhiều các mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc chống nôn nếu chưa có chỉ định của bác sỹ

Nếu đã cho trẻ áp dụng các bện pháp trên nhưng dấu hiệu bệnh không đỡ. Trẻ nôn kèm theo các dấu hiệu mất nước như: mắt trũng, da nhăn nheo…trẻ li bì hơn cần cho trẻ đến khám ngay

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn