Những bức ảnh khiến cả thế giới phải rơi nước mắt

(Phunutoday) - Những bức ảnh khắc họa một cách chân thực và đầy xúc động về những sự kiện lịch sử khiến cả thế giới phải rơi nước mắt.
Bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đóicủa một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay nhà truyền giáo. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.

Bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đóicủa một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay nhà truyền giáo. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.

Hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, chạy khỏi ngôi làng vừa hứng chịu trận bom Napalm của Mỹ tại huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam ngày 6/8/1972. Sau khi bức ảnh được đăng tải, nhiều cuộc biểu tình phản đối và yêu cầu chấm dứt chiến tranh diễn ra tại một số thành phố lớn trên thế giới. Ảnh: Nick Ut

Hình ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, chạy khỏi ngôi làng vừa hứng chịu trận bom Napalm của Mỹ tại huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam ngày 6/8/1972. Sau khi bức ảnh được đăng tải, nhiều cuộc biểu tình phản đối và yêu cầu chấm dứt chiến tranh diễn ra tại một số thành phố lớn trên thế giới. Ảnh: Nick Ut

“Em bé Syria bên bờ biển” đã gây chấn động khắp nơi trên thế giới. Nó phản ánh một cách trung thực nhất thực trạng của cuộc khủng hoảng nhân đạo mà thế giới đang phải đối mặt trước dòng người di cư và tị nạn rất lớn để chạy trốn chiến tranh đang đổ về Châu Âu. Em bé người Kurd, 3 tuổi có tên Aylan cùng mẹ và anh trai thiệt mạng trên đường chạy trốn khỏi cuộc chiến tại Syria. Ảnh: Reuters

“Em bé Syria bên bờ biển” đã gây chấn động khắp nơi trên thế giới. Nó phản ánh một cách trung thực nhất thực trạng của cuộc khủng hoảng nhân đạo mà thế giới đang phải đối mặt trước dòng người di cư và tị nạn rất lớn để chạy trốn chiến tranh đang đổ về Châu Âu. Em bé người Kurd, 3 tuổi có tên Aylan cùng mẹ và anh trai thiệt mạng trên đường chạy trốn khỏi cuộc chiến tại Syria. Ảnh: Reuters

Một người phụ nữ ngồi giữa đống đổ nát sau trận động đất, sóng thần ở Natori, miền Bắc Nhật Bản, hồi tháng 3/2011

Một người phụ nữ ngồi giữa đống đổ nát sau trận động đất, sóng thần ở Natori, miền Bắc Nhật Bản, hồi tháng 3/2011

Một bé gái Syria bị thương đang chờ được điều trị tại bệnh viện dã chiến ở thị trấn Douma, phía đông thủ đô Damascus, ngày 22/8/2015. Phe nổi dậy đang chiếm giữ thị trấn này. Sau hơn 4 năm nội chiến, Syria chìm trong những những vụ xung đột bạo lực triền miên giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy. Ảnh: AFP

Một bé gái Syria bị thương đang chờ được điều trị tại bệnh viện dã chiến ở thị trấn Douma, phía đông thủ đô Damascus, ngày 22/8/2015. Phe nổi dậy đang chiếm giữ thị trấn này. Sau hơn 4 năm nội chiến, Syria chìm trong những những vụ xung đột bạo lực triền miên giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy. Ảnh: AFP

Ngồi trên đống đổ nát sau trận động đất tại Tứ Xuyên năm 2008, người đàn ông này không kìm được nước mắt khi giở lại album ảnh gia đình.

Ngồi trên đống đổ nát sau trận động đất tại Tứ Xuyên năm 2008, người đàn ông này không kìm được nước mắt khi giở lại album ảnh gia đình.

Một cựu chiến binh Nga quỳ gối trước xe tăng T-34 và bật khóc trong buổi lễ tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Buổi lễ diễn ra tại một thị trấn nhỏ của Nga năm 2008.

Một cựu chiến binh Nga quỳ gối trước xe tăng T-34 và bật khóc trong buổi lễ tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Buổi lễ diễn ra tại một thị trấn nhỏ của Nga năm 2008.

Cậu bé Diego Frazão Torquato người Brazil, 12 tuổi, chơi violon trong đám tang của giáo viên dạy nhạc. Người giáo viên này đã giúp cậu bé thoát khỏi nghèo đói và bạo lực bằng âm nhạc.

Cậu bé Diego Frazão Torquato người Brazil, 12 tuổi, chơi violon trong đám tang của giáo viên dạy nhạc. Người giáo viên này đã giúp cậu bé thoát khỏi nghèo đói và bạo lực bằng âm nhạc.

Đây là “em bé đầu hàng” Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria. Bé giơ tay và mím chặt môi vì tưởng máy ảnh là súng của những kẻ khủng bố. Hình ảnh này được chụp tại trại tị nạn Atmen, nằm ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là “em bé đầu hàng” Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria. Bé giơ tay và mím chặt môi vì tưởng máy ảnh là súng của những kẻ khủng bố. Hình ảnh này được chụp tại trại tị nạn Atmen, nằm ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

Cô Terri Gurrola đoàn tụ với con gái sau khi phục vụ quân đội tại Iraq trong suốt 7 tháng.

Cô Terri Gurrola đoàn tụ với con gái sau khi phục vụ quân đội tại Iraq trong suốt 7 tháng.

Một cặp đôi ôm nhau chết chung trong đống đổ nát của một vụ sập nhà máy.

Một cặp đôi ôm nhau chết chung trong đống đổ nát của một vụ sập nhà máy.

Cảnh hỗn loạn ở biên giới Hungary khi những người tị nạn tại các nước có chiến tranh ào ạt tràn vào biên giới. Trong ảnh là một người đàn ông khuôn mặt đẫm máu vẫn cố gắng ôm lấy bé trai trong lòng. Bé trai đang rất hoảng sợ trước cảnh tượng đẫm máu đang diễn ra.

Cảnh hỗn loạn ở biên giới Hungary khi những người tị nạn tại các nước có chiến tranh ào ạt tràn vào biên giới. Trong ảnh là một người đàn ông khuôn mặt đẫm máu vẫn cố gắng ôm lấy bé trai trong lòng. Bé trai đang rất hoảng sợ trước cảnh tượng đẫm máu đang diễn ra.

Bé Maram, 8 tuổi, ngủ trên một chiếc giường tạm bợ ở Amman, Jordan. Em vừa tỉnh dậy sau 11 ngày hôn mê vì đầu của em bị một mảnh tên lửa găm vào trong một vụ không kích. Đáng thương hơn, cơn xuất huyết não đã khiến em không thể nói được nữa.

Bé Maram, 8 tuổi, ngủ trên một chiếc giường tạm bợ ở Amman, Jordan. Em vừa tỉnh dậy sau 11 ngày hôn mê vì đầu của em bị một mảnh tên lửa găm vào trong một vụ không kích. Đáng thương hơn, cơn xuất huyết não đã khiến em không thể nói được nữa.

Một người lính Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ nước uống với một trẻ Syria phải hứng chịu cuộc chiến vô nghĩa tại nước này đang trên đường tị nạn. Ảnh: AP

Một người lính Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ nước uống với một trẻ Syria phải hứng chịu cuộc chiến vô nghĩa tại nước này đang trên đường tị nạn. Ảnh: AP

Một người đàn ông đang cố gắng ném con gái qua hàng rào giữa biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ.

Một người đàn ông đang cố gắng ném con gái qua hàng rào giữa biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai em bé Syria bị thương do chiến tranh khóc nức nở khi được đưa đến bệnh viện điều trị vào ngày 15/3/2015

Hai em bé Syria bị thương do chiến tranh khóc nức nở khi được đưa đến bệnh viện điều trị vào ngày 15/3/2015

Trong ảnh là một chiến binh phe nổi loạn tại Syria. Chỉ mới 8 tuổi nhưng em đã biết cầm súng AK47 và hút thuốc lá. Sâu thẳm trong đôi mắt em có lẽ là sự gào thét đau đớn bất lực vì bị tước đi những tháng ngày ngây ngô nhất do chiến tranh.

Trong ảnh là một chiến binh phe nổi loạn tại Syria. Chỉ mới 8 tuổi nhưng em đã biết cầm súng AK47 và hút thuốc lá. Sâu thẳm trong đôi mắt em có lẽ là sự gào thét đau đớn bất lực vì bị tước đi những tháng ngày ngây ngô nhất do chiến tranh.

Nhiếp ảnh gia người Anh Don McCullin chụp những đứa trẻ trong trại tập trung ở Biafra. Chúng đang đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết. Quốc gia này phải trải qua cuộc chiến tranh kéo dài suốt 3 năm. Hơn một triệu người chết, nạn đói và dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

Nhiếp ảnh gia người Anh Don McCullin chụp những đứa trẻ trong trại tập trung ở Biafra. Chúng đang đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết. Quốc gia này phải trải qua cuộc chiến tranh kéo dài suốt 3 năm. Hơn một triệu người chết, nạn đói và dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

Đám tang của Zanjeer - chú chó cảnh sát cứu hàng nghìn tính mạng trong vụ đánh bom hàng loạtở Mumbai, Ấn Độ năm 1993, bằng việc phát hiện hơn 3.329 kg thuốc nổ, 600 kíp nổ, 249quả lựu đạn và 6.406 viên đạn. Năm 2000, Zanjeer chết vì mắc bệnh. Tang lễ của chú chó diễn ra trang trọng với sự chứng kiến của nhiều quan chức cảnh sát cấp cao.

Đám tang của Zanjeer - chú chó cảnh sát cứu hàng nghìn tính mạng trong vụ đánh bom hàng loạtở Mumbai, Ấn Độ năm 1993, bằng việc phát hiện hơn 3.329 kg thuốc nổ, 600 kíp nổ, 249quả lựu đạn và 6.406 viên đạn. Năm 2000, Zanjeer chết vì mắc bệnh. Tang lễ của chú chó diễn ra trang trọng với sự chứng kiến của nhiều quan chức cảnh sát cấp cao.

Chú chó Leao nằm cạnh ngôi mộ của chủ liên tục trong nhiều ngày sau khi chủ nhân của nó qua đời bởi những trận mưa lớn gây sạt lở đất xảy ra tại các vùng lân cận thành phố Rio de Janeiro, Brazil, vào tháng 1/2011. Được biết, trận mưa lớn đã xóa sổ nhiều ngôi làng và cướp đi sinh mạng của hơn 900 người.

Chú chó Leao nằm cạnh ngôi mộ của chủ liên tục trong nhiều ngày sau khi chủ nhân của nó qua đời bởi những trận mưa lớn gây sạt lở đất xảy ra tại các vùng lân cận thành phố Rio de Janeiro, Brazil, vào tháng 1/2011. Được biết, trận mưa lớn đã xóa sổ nhiều ngôi làng và cướp đi sinh mạng của hơn 900 người.

Trà Mi (T/h)