Người đàn ông suýt mất mạng vì ăn cam kiểu này

( PHUNUTODAY ) - Chỉ vì làm điều này khi ăn cam mà người đàn ông đã suýt mất mạng, quá nhiều người đang mắc mà chẳng hay.

an-cam

Mới đây, khoa Tiêu hóa, bệnh viện Vũ Hán tiếp nhận một bệnh nhân nam họ Ngô bị khó chịu ở dạ dày. Bác sĩ Khưu Văn Thăng, trưởng khoa Tiêu hóa sau khi kiểm tra kỹ càng phát hiện trong ruột của anh có một lượng lớn hạt cam. Chính nó đã gây ra chứng đầy hơi nghiêm trọng của anh Ngô.

Nguy hiểm hơn nữa nếu như anh không tới bệnh viện kịp thời, đường tiêu hóa của anh có nguy cơ bị hoại tử, thiếu máu cục bộ hoặc gây chảy máu dạ dày, đe dọa tính mạng.

Được biết, cách đây không lâu, người thân của anh Ngô có gửi cho anh 10kg cam. Những lúc rảnh rỗi, anh lấy cam ra ăn. Vì nghe nhiều người nói rằng ăn hạt cam sẽ giúp nhuận tràng và bổ sung thêm vitamin cho da nên anh đã nuốt luôn hạt cam. Chính điều này là nguyên nhân khiến anh bị đầy bụng, khó chịu những ngày qua.

Bác sĩ Khưu cũng giải thích rằng sau khi bị đầy hơi, phân không thể thải ra ngoài gây nên táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây tắc nghẽn, phù nề niêm mạc ruột, gây hoại tử nghiêm trọng, dẫn tới tắc ruột cấp tính.

Lưu ý khi ăn cam

- Không uống cùng thuốc kháng sinh: Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hóa học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn.

- Uống nước cam khi đang dùng thuốc sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

an-cam-1

- Bị viêm loét dạ dày: Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác.

Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

- Viêm gan, cao huyết áp: Bệnh nhân bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp không nên ăn cam vì nó thể thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh việc chuyển đổi cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

- Bệnh vẩy nến: Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, cam quýt sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

- Không ăn cam cùng củ cải: Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là "sulfate". Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - thioxianic axit.

Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn