Cảnh báo khẩn cấp sau vụ việc tại Đà Nẵng: Gần 30 người bị ngộ độc nặng sau khi ăn bánh mì

( PHUNUTODAY ) - Chiều tối ngày 25/1, Ban quản lý An toàn thực phẩm tại TP Đã Nẵng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ở cơ sở bánh mì đã khiến gần 30 người dân phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc nặng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ngộ độc?

 Gần 30 người bị ngộ độc nặng sau khi ăn bánh mì tại Đà Nẵng

Trước đó, ngày 23/1 nhiều người dân đã ăn bánh mì tại quầy anh H, trên đường Văn Tiến Dũng, P. Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Sau khi ăn, mọi người đều có cảm giác chóng mặt, buồn nôn và phải đưa đi cấp cứu.

Empty

Theo chị Thanh Tuyền một trong số những người bị ngộ độc cho biết, sáng 23/1, khoảng 2 tiếng sau khi ăn bánh mi tại cơ sở này ăn thì bị có các triệu chứng ngộ độc như nôn mửa, đi ngoài. "Tôi mua thuốc uống nhưng không thuyên giảm. Đến ngày 24-1, khi thấy sức khỏe yếu quá, bụng quặn đau nên gia đình đưa đi bệnh viện".

Do vụ việc khá nghiêm trọng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng và các đơn vị liên quan đã ngay lập tức kiểm tra cơ sở này và lấy các mẫu (bánh mì, chả, rau...) để đi xét nghiệm. Theo thống kê sơ bộ, có 27 người phải nhập viện với các triệu chứng ngộ độc giống nhau sau mua bánh mì của cơ sở này ăn.

Empty

Hiện tại khoa Nội B, tại bệnh viện có 9 bệnh nhân vẫn đang được điều trị, theo dõi sau khi được nhập viện khẩn cấp trong tình trạng đau bụng, ói mửa liên tục mặc dù đã tự đi mua thuốc tây để uống vào ngày 24-1. Tại khoa Nội A, khoa Hồi sức và khoa Nhi, các bệnh nhân còn lại vẫn đang được điều trị với triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp tính.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng cho biết "Hiện lực lượng chức năng đã lấy tất cả các mẫu vật liên quan đưa đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Sau khi có kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ có những bước xử lý, xử phạt chính thức".

Một số dấu hiệu ban đầu khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bạn cần biết

Thường xuyên nôn ói

Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu

Tiêu chảy kéo dài hơn 03 ngày

Đau bụng dữ dội

Nhiệt độ trong miệng cao hơn 38,6 độ C

Khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt

Tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay.

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.

Empty

Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn.

Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 - 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ). Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 - 4 giờ).

Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.

Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa. 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn