5 bộ phận mẹ dễ bị tổn thương nhất khi mang bầu

( PHUNUTODAY ) - Khi mang bầu, một số bộ phận trên cơ thể phụ nữ có thể bị sưng phù gây cảm giác khó chịu nặng nề. Vì thế mẹ cần chú ý những bộ phận dễ gây tổn thương sau.

Bàn chân

90% phụ nữ mang thai bị sưng bàn chân trong thời kỳ mang thai và người xưa thường gọi là xuống máu. Còn theo các chuyên gia, một trong các nguyên nhân khiến mẹ bị chứng phù chân cũng như có kích cỡ giày lớn hơn trong thai kỳ là do sự sản sinh của hormone Relaxin. Hormone này làm cho các dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo và giãn ra, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn.

Để giảm sưng ở bàn chân, nên ngâm chân trong nước ấm hòa một chút muối. Hoặc cách tốt nhất để giảm sưng là nâng cao chân và tập một vài bài tập chân để tăng lưu thông máu tới khu vực chân.

1047_cr_546a906266b63

Môi

Sưng môi trong thời kỳ mang thai là tình trạng phổ biến và nguyên nhân là do sự thay đổi hormone. Bên cạnh đó, sắc tố môi của mẹ cũng sẫm màu hơn. Tình trạng sưng này sẽ giảm dần theo thời gian và để khắc phục bạn có thể mát-xa môi với bỏ hoặc dầu oliu.

Đau lưng là vấn đề phổ biến nhất với phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khi bụng bầu to lên, lưng sẽ bị kéo cong về phía trước. Đôi khi khớp được nới lỏng và cơ bắp trở lên yếu đi cũng dễ dẫn đến chứng đau lưng. Đau lưng trong thai kỳ chủ yếu xảy ra ở thắt lưng.

Để giảm triệu chứng này, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên đứng, ngồi quá lâu một chỗ và nên đi lại nhẹ nhàng trong giờ làm việc.

Ngực

Ngoài lưng, đau ngực cũng là vấn đề phổ biến mà hầu hết chị em đều phải đối mặt trong thai kỳ. Trong giai đoạn đầu mang thai, ngực mẹ sẽ vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Sau đó đến 3 tháng cuối, ngực tiết dần sữa non sẽ khiến mẹ đau nhức và khá khó chịu.

Để giảm đau ngực, chị em nên vệ sinh ngực bằng khăn sạch nhẹ nhàng và chọn đồ lót bằng chất liệu mềm để không gây áp lực lên ngực.

1047_cr_546a90637a7d8

Tĩnh mạch

Những phụ nữ bị giãn tĩnh mạch nhẹ trên cơ thể có xu hướng bị sưng tĩnh mạch trong thai kỳ khi những tĩnh mạch này chứa đầy dịch. Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là tăng cường lưu thông máu tới chân. Bác sĩ sản khoa cũng khuyên mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái và đi giày rộng để phòng ngừa giãn tĩnh mạch.

Âm đạo

Khi thai nhi phát triển lớn hơn, một số phụ nữ bị sưng nhẹ ở khu vực âm đạo. Điều này là do cân nặng và lượng dịch trong tử cung. Đây là tình trạng bình thường và sẽ kết thúc khi em bé được sinh ra.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn