Tác dụng bất ngờ của củ riềng phòng ngừa 8 loại ung thư và chữa khỏi nhiều bệnh nguy hiểm khác

( PHUNUTODAY ) - Củ riềng là loại củ được trồng rất nhiều ở nước ta nhưng ta mới chỉ biết và sử dụng nó như một thực phẩm mà ít ai biết những tác dụng bất ngờ của nó đối với sức khỏe.

 Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben…

Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben…

41043d98c2f84ec5920ee9e49b0d5155_master

Cây riềng là loại cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài. Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài. Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao). Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô. Cách chế biến: đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2 - 3cm, phơi khô. Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi...

 Lợi ích của củ riềng

Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu khoa học quy mô lớn cho biết lợi ích nổi bật của củ riềng là ngăn ngừa ung thư và các khối u. Sau đây là 8 loại bệnh ung thư mà củ riềng có thể ngăn chặn được: ung thư dạ dày, ung thư bạch cầu, ung thư da, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư ống mật.

Kháng khuẩn và kháng nấm

1a18bf65b71340b97c4b4aff2ed54394-1497223816036-62-0-459-640-crop-1497223823504

Chiết xuất từ riềng có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn lây nhiễm từ thực phẩm như staphylococcus, E. coli, listeria, salmonella và clostridium. Nó thậm chí còn có thể chống lại vi khuẩn E.coli kháng amoxicillin. Ngoài ra, nấu các loại động vật có vỏ như sò, hến… với riềng cũng có thể ức chế tác động của vi khuẩn vibrio.

Hơn nữa, củ riềng cũng có thể ngăn ngừa các vết thường do vi khuẩn H. pylori gây ra – một loại vi khuẩn đe dọa 66% dân số thế giới.

 Hoạt động như một chất chống viêm

Viêm nhiễm là nguyên nhân của hầu hết các loại bệnh. Điều này có nghĩa là viêm mãn tính có liên quan tới sự phát triển của nhiều loại bệnh, bao gồm cả ung thư, bệnh Alzheimer và một số bệnh khác. Trong khi đó, củ riềng có tác dụng chống viêm.

cu-rieng-la-gi-ten-tieng-anh-cu-rieng-la-gi

Dưỡng chất thực vật được tìm thấy trong củ riềng giúp ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha (các cytokine thuộc họ yếu tố hoại tử khối u), do đó có thể làm giảm viêm. Loại thảo mộc này cũng giúp giảm viêm khớp.

Hơn nữa các dưỡng chất thực vật trong củ riềng là kaempferol cũng có thể điều trị bệnh viêm vú (một chứng viêm ở núm vú có liên quan tới việc con bú sữa mẹ). Khi thử nghiệm trên chuột với kaempferol, chứng viêm nhiễm (có liên quan tới sự ức chế TNF-alpha) đã giảm đi đáng kể đến mức đây có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng viêm nhiễm trong tương lai.

Giàu chất chống oxy hóa

Củ riềng cũng là loại thảo mộc rất giàu chất chống oxy hóa không thua kém các loại trái cây. Các chất oxy hóa trong củ riềng rất hiệu quả trong việc bảo quản thịt.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Một hợp chất từ loại thảo mộc này là ACA có khả năng bảo vệ não bộ, làm giảm suy giảm nhận thức có liên quan tới nhận thức. Ngoài ra, bằng cách điều hòa TNF-alpha, riềng còn có thể ngăn ngừa chứng trầm cảm. Viêm mãn tính và phản ứng quá mức của TNF-alpha là một khía cạnh được nghiên cứu trong cuộc thảo luận xung quanh tới chứng trầm cảm.

Giảm đau dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa

Theo nền y học cổ truyền Ấn Độ và nền văn hóa châu Á khác, củ riềng có thể được dùng để làm dịu cơn đau dạ dày, điều trị bệnh tiêu chảy, giảm nôn mửa và ngăn ngừa chứng nấc cụt.

Cách sử dụng củ riềng

Bạn có thể sử dụng củ riềng tươi. Ngoài ra, bạn có thể giữ trong tủ lạnh vài tuần cũng như đông lạnh hoặc sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản.

Trong nấu ăn bạn có thể dùng củ riềng tươi hoặc khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng riềng để sắc thuốc hoặc ngâm rượu. Xay thành bột để thêm vào các món ăn cũng là một cách để sử dụng riềng.

Lưu ý khi sử dụng củ riềng

Giống như hầu hết các loại thảo mộc, bạn cũng không nên sử dụng riềng khi mang thai nếu không có sử chỉ định của bác sĩ.

Riềng là một loại thực phẩm có thể gây dị ứng, vì vậy bạn có thể gặp một số phản ứng dị ứng sau khi dùng. Ngoài ra, loại thảo mộc này có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn