TQ kháng cự nỗ lực kiềm chế nước này trên Biển Đông

TQ có hành động trái tinh thần nhân đạo và vô giá trị, Manila hành động đúng ở Biển Đông, Hoa Kỳ muốn giải quyết tranh chấp hàng hải ở châu Á...là tin tức thời sự chính ngày 20/7.
Trong các ngày 17 và 18/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã 2 lần ra tuyên bố phản   đối các hành động phi pháp của Trung Quốc. Thứ nhất là vụ tàu Trung Quốc truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá Việt Nam đang   hoạt động bình thường ở khu vực quần đảo Hoàng Sa; cho người lên tàu khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập   phá và lấy đi một số tài sản.

Trong các ngày 17 và 18/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã 2 lần ra tuyên bố phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc. Thứ nhất là vụ tàu Trung Quốc truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường ở khu vực quần đảo Hoàng Sa; cho người lên tàu khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập phá và lấy đi một số tài sản.

Về sự việc này, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ hành động trên vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa,   quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông, trái với tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân, các quy   định của luật pháp quốc tế… Theo TTXVN, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc   tại Hà Nội trao công hàm phản đối. Bên cạnh đó, ông Lương Thanh Nghị cũng khẳng định việc Trung Quốc cấp giấy   căn cước và giấy cư trú cho những người đang cư trú phi pháp tại Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi   của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.

Về sự việc này, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ hành động trên vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông, trái với tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân, các quy định của luật pháp quốc tế… Theo TTXVN, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối. Bên cạnh đó, ông Lương Thanh Nghị cũng khẳng định việc Trung Quốc cấp giấy căn cước và giấy cư trú cho những người đang cư trú phi pháp tại Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên về các diễn biến trên, GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) cho rằng hành   động truy đuổi, uy hiếp tàu cá Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Ông khẳng định chính quyền   Trung Quốc có trách nhiệm nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ông, hầu như   chưa có thuyền trưởng Trung Quốc nào bị trừng phạt vì những hành động tương tự với lập luận vô lý từ nước này rằng   đó là “biện pháp thực thi pháp luật bình thường trong vùng biển Trung Quốc”.

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên về các diễn biến trên, GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) cho rằng hành động truy đuổi, uy hiếp tàu cá Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Ông khẳng định chính quyền Trung Quốc có trách nhiệm nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ông, hầu như chưa có thuyền trưởng Trung Quốc nào bị trừng phạt vì những hành động tương tự với lập luận vô lý từ nước này rằng đó là “biện pháp thực thi pháp luật bình thường trong vùng biển Trung Quốc”.

Ngoài ra, GS Thayer nhận định hành động cấp giấy tờ phi pháp nói trên cũng là nhằm “bình thường hóa” tuyên bố chủ   quyền phi lý của Trung Quốc, tương tự như việc phát hành hộ chiếu in bản đồ đường lưỡi bò trước đây và là kết quả   của việc Trung Quốc đơn phương thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” hồi năm ngoái. Ông cảnh báo rằng những vụ tương   tự có thể sẽ tiếp diễn. Từ đó, ông Thayer cho rằng trong các cuộc thảo luận sắp tới về Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông   (COC) với ASEAN, Trung Quốc sẽ kháng cự những nỗ lực kiềm chế cái gọi là “thực thi pháp luật bình thường hoặc   khẳng định chủ quyền” của nước này trên biển.

Ngoài ra, GS Thayer nhận định hành động cấp giấy tờ phi pháp nói trên cũng là nhằm “bình thường hóa” tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, tương tự như việc phát hành hộ chiếu in bản đồ đường lưỡi bò trước đây và là kết quả của việc Trung Quốc đơn phương thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” hồi năm ngoái. Ông cảnh báo rằng những vụ tương tự có thể sẽ tiếp diễn. Từ đó, ông Thayer cho rằng trong các cuộc thảo luận sắp tới về Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) với ASEAN, Trung Quốc sẽ kháng cự những nỗ lực kiềm chế cái gọi là “thực thi pháp luật bình thường hoặc khẳng định chủ quyền” của nước này trên biển.

Mới đây, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng đối ngoại 2013. Lần đầu tiên những vấn đề trọng tâm của đối ngoại   chính trị và chính sách quốc phòng được nêu lên đích danh như bản chất của nó. Trong danh sách những nguy cơ cho an ninh quốc gia của Trung Quốc được nêu trong sách Trắng phiên bản này cho thấy: Vị trí thứ nhất là “Một quốc gia nào đó” (ám chỉ Mỹ) ; vị trí thứ hai là các nước Đông Á có những tranh chấp về mặt chủ quyền (Trung Quốc chú trọng vào Nhật Bản); những nguy cơ mang tính truyền thống như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan và ly khai đứng hàng thứ ba và nguy cơ từng đứng vị trí hàng đầu đối với Trung Quốc – Đài Loan chính thức tách rời khỏi đại lục (tuyên bố độc lập) chỉ đứng hàng thứ tư.

Mới đây, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng đối ngoại 2013. Lần đầu tiên những vấn đề trọng tâm của đối ngoại chính trị và chính sách quốc phòng được nêu lên đích danh như bản chất của nó. Trong danh sách những nguy cơ cho an ninh quốc gia của Trung Quốc được nêu trong sách Trắng phiên bản này cho thấy: Vị trí thứ nhất là “Một quốc gia nào đó” (ám chỉ Mỹ) ; vị trí thứ hai là các nước Đông Á có những tranh chấp về mặt chủ quyền (Trung Quốc chú trọng vào Nhật Bản); những nguy cơ mang tính truyền thống như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan và ly khai đứng hàng thứ ba và nguy cơ từng đứng vị trí hàng đầu đối với Trung Quốc – Đài Loan chính thức tách rời khỏi đại lục (tuyên bố độc lập) chỉ đứng hàng thứ tư.

Trong khi đó, theo một học giả Philippines, Manila đã hành động đúng và cần tiếp tục làm những gì đã làm cho đến   nay ở Biển Đông, bất chấp những lời dọa nạt của Trung Quốc. Tiến sĩ Clarita Carlos, chuyên gia chính sách đối ngoại   và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines, cho rằng Trung Quốc đang chơi đòn chiến tranh tâm lý.

Trong khi đó, theo một học giả Philippines, Manila đã hành động đúng và cần tiếp tục làm những gì đã làm cho đến nay ở Biển Đông, bất chấp những lời dọa nạt của Trung Quốc. Tiến sĩ Clarita Carlos, chuyên gia chính sách đối ngoại và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines, cho rằng Trung Quốc đang chơi đòn chiến tranh tâm lý.

Tiến sĩ Carlos cũng kêu gọi chính phủ Philippines chơi các 'con bài kinh tế' trong tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với Trung Quốc. Bà cho biết Manila nên cấm Bắc Kinh tham gia đấu thầu các dự án và xuất khẩu sản phẩm sang Philppines, kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chuối và xoài của Philippines. Bà nói: “Chúng ta có quyền làm điều đó”.Tiến Carlos cũng hạ thấp những lo ngại rằng thỏa thuận cho phép quân Mỹ tiếp cận căn cứ quân sự là trái với chủ quyền và lợi ích của Philippines.

Tiến sĩ Carlos cũng kêu gọi chính phủ Philippines chơi các "con bài kinh tế" trong tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với Trung Quốc. Bà cho biết Manila nên cấm Bắc Kinh tham gia đấu thầu các dự án và xuất khẩu sản phẩm sang Philppines, kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chuối và xoài của Philippines. Bà nói: “Chúng ta có quyền làm điều đó”.Tiến Carlos cũng hạ thấp những lo ngại rằng thỏa thuận cho phép quân Mỹ tiếp cận căn cứ quân sự là trái với chủ quyền và lợi ích của Philippines.

Trong một diễn biến khác, ngày 22/7 sắp tới Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bắt đầu chuyến đi thăm kéo dài một tuần đến Ấn Độ và Singapore. Các quan chức nói rằng ưu tiên hàng đầu chuyến công du châu Á của ông Biden là giải quyết tình trạng căng thẳng do tranh chấp ở Biển Đông. Chuyến đi này cho phép Nhà Trắng tái khẳng định cam kết xoay trục chiến lược sang châu Á, và ông Biden sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế ngày càng tăng với khu vực.

Trong một diễn biến khác, ngày 22/7 sắp tới Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bắt đầu chuyến đi thăm kéo dài một tuần đến Ấn Độ và Singapore. Các quan chức nói rằng ưu tiên hàng đầu chuyến công du châu Á của ông Biden là giải quyết tình trạng căng thẳng do tranh chấp ở Biển Đông. Chuyến đi này cho phép Nhà Trắng tái khẳng định cam kết xoay trục chiến lược sang châu Á, và ông Biden sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế ngày càng tăng với khu vực.

Ông Biden và chính quyền Obama 'quan ngại đến một số cách thức hoạt động diễn ra trong khu vực, và vì vậy tôi nghĩ rằng bạn có thể mong đợi ông ta ưu tiên giải quyết vấn đề này khi đến thăm 2 nước châu Á', một quan chức cấp cao cho biết hôm 19/7. Chuyến đi của ông Biden diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ đề cử bà Nisha Desai Biswal làm trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Nam Á, lần đầu tiên một người Mỹ gốc Ấn sẽ đứng đầu cơ quan giám sát chính sách đối ngoại của Mỹ với Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan.

Ông Biden và chính quyền Obama "quan ngại đến một số cách thức hoạt động diễn ra trong khu vực, và vì vậy tôi nghĩ rằng bạn có thể mong đợi ông ta ưu tiên giải quyết vấn đề này khi đến thăm 2 nước châu Á", một quan chức cấp cao cho biết hôm 19/7. Chuyến đi của ông Biden diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ đề cử bà Nisha Desai Biswal làm trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Nam Á, lần đầu tiên một người Mỹ gốc Ấn sẽ đứng đầu cơ quan giám sát chính sách đối ngoại của Mỹ với Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan.

Ngày 19/7, hai thượng nghị sĩ Mỹ là Lindsey Graham và Charles Schumer đã đề nghị Tổng thống Obama xem xét một địa điểm khác để tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9, thay vì St. Petersburg nếu Nga không chịu giao nộp “người thổi còi” Edward Snowden.

Ngày 19/7, hai thượng nghị sĩ Mỹ là Lindsey Graham và Charles Schumer đã đề nghị Tổng thống Obama xem xét một địa điểm khác để tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9, thay vì St. Petersburg nếu Nga không chịu giao nộp “người thổi còi” Edward Snowden.

Washington đã tỏ ra không hài lòng khi Nga từ chối dẫn độ cựu nhân viên CIA mà chính phủ Hoa Kỳ gán cho tội danh gián điệp. Trước đó, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham cũng đã gợi ý tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2014 tại Sochi cũng vì lý do tương tự nhưng Ủy ban Thế vận hội đã kịch liệt phản đối.

Washington đã tỏ ra không hài lòng khi Nga từ chối dẫn độ cựu nhân viên CIA mà chính phủ Hoa Kỳ gán cho tội danh gián điệp. Trước đó, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham cũng đã gợi ý tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2014 tại Sochi cũng vì lý do tương tự nhưng Ủy ban Thế vận hội đã kịch liệt phản đối.

Sau những nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi trong suốt 5 tháng qua của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày 19/7, Israel và Palestine đã nhất trí sẽ gặp nhau trong thời gian sớm nhất tại Washington (Mỹ) để thảo luận các chi tiết cuối cùng về việc nối lại tiến trình đàm phán bị bế tắc từ năm 2008. (Tổng hợp từ TNO, Báo tin tức, TPO)

Sau những nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi trong suốt 5 tháng qua của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày 19/7, Israel và Palestine đã nhất trí sẽ gặp nhau trong thời gian sớm nhất tại Washington (Mỹ) để thảo luận các chi tiết cuối cùng về việc nối lại tiến trình đàm phán bị bế tắc từ năm 2008. (Tổng hợp từ TNO, Báo tin tức, TPO)