TQ từ chối luật pháp, Đài Loan muốn đàm phán COC

TQ từ chối luật pháp quốc tế, xây dựng công trình quân sự ngoài bãi cạn Scarborough, Đài Loan hy vọng tham gia đàm phán bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, xhính quyền Mỹ "ăn cắp" thông tin cá nhân...là tin tức thời sự chính ngày 7/6.
Mới đây, Peter Dutton, Giáo sư nghiên cứu chiến lược và là Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ cho biết trong buổi hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington DC rằng Trung Quốc đã không thông qua đầy đủ các quy định của  Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Mới đây, Peter Dutton, Giáo sư nghiên cứu chiến lược và là Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ cho biết trong buổi hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) tại Washington DC rằng Trung Quốc đã không thông qua đầy đủ các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

'Trung Quốc đã từ chối luật pháp quốc tế vì họ biết nó không hỗ trợ cho yêu sách (phi lý, phi pháp) của mình. Các quốc gia khi đi chệch khỏi các tiêu chuẩn quốc tế vì chúng không đáp ứng được mục tiêu của mình chọn cách không tuân thủ để bảo vệ (tuyên bố chủ quyền của) bản thân', giáo sư Peter Dutton cho biết.

"Trung Quốc đã từ chối luật pháp quốc tế vì họ biết nó không hỗ trợ cho yêu sách (phi lý, phi pháp) của mình. Các quốc gia khi đi chệch khỏi các tiêu chuẩn quốc tế vì chúng không đáp ứng được mục tiêu của mình chọn cách không tuân thủ để bảo vệ (tuyên bố chủ quyền của) bản thân", giáo sư Peter Dutton cho biết.

Thay vì để UNCLOS và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng sức ép phi quân sự tại Biển Đông kể từ năm 2008 để tuyên bố yêu sách của mình. 'Không phải lịch sử, không phải quyền lực mà phải là luật pháp quốc tế nên được sử dụng để quyết định các vấn đề ở Biển Đông', giáo sư Peter Dutton nhấn mạnh, 'Sức mạnh đáng kể nhất của một điều luật, điều ước quốc tế là thiết lập các chuẩn mực và hành vi được mong đợi'.

Thay vì để UNCLOS và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng sức ép phi quân sự tại Biển Đông kể từ năm 2008 để tuyên bố yêu sách của mình. "Không phải lịch sử, không phải quyền lực mà phải là luật pháp quốc tế nên được sử dụng để quyết định các vấn đề ở Biển Đông", giáo sư Peter Dutton nhấn mạnh, "Sức mạnh đáng kể nhất của một điều luật, điều ước quốc tế là thiết lập các chuẩn mực và hành vi được mong đợi".

Trong khi đó, hôm qua 6/6 một quan chức quân sự Philippines đã tiết lộ với tờ Bussiness Mirror rằng chính phủ nước này có hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng trái phép các công trình trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ Manila hồi tháng 4 năm ngoái.

Trong khi đó, hôm qua 6/6 một quan chức quân sự Philippines đã tiết lộ với tờ Bussiness Mirror rằng chính phủ nước này có hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng trái phép các công trình trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ Manila hồi tháng 4 năm ngoái.

'Các công trình quân sự, cơ sở quốc phòng đã xuất hiện trong các hình ảnh vệ tinh chụp bãi cạn Scarborough cho thấy Trung Quốc đã thực sự xây dựng trái phép trên vùng lãnh hải chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines. Ít nhất 3 tàu lớn của Trung Quốc luân phiên hiện diện tại đây và tập kết các bao tải cát, sỏi, đá, xi măng và sắt thép', quan chức trên cho biết.

"Các công trình quân sự, cơ sở quốc phòng đã xuất hiện trong các hình ảnh vệ tinh chụp bãi cạn Scarborough cho thấy Trung Quốc đã thực sự xây dựng trái phép trên vùng lãnh hải chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines. Ít nhất 3 tàu lớn của Trung Quốc luân phiên hiện diện tại đây và tập kết các bao tải cát, sỏi, đá, xi măng và sắt thép", quan chức trên cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin trước đó nói với truyền thông Philippines rằng Trung Quốc đã rào cửa ngõ vào đầm phá bãi cạn Scarborough ngăn cản ngư dân Philippines quay lại ngư trường truyền thống trong vùng biển chủ quyền của mình. Một nguồn tin khác cho biết thêm, chỉ cần một vài tuần nữa là các cấu trúc công sự mới của Bắc Kinh sẽ nổi lên trên bãi cạn Scarborough của Philippines với lá cờ 5 sao Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin trước đó nói với truyền thông Philippines rằng Trung Quốc đã rào cửa ngõ vào đầm phá bãi cạn Scarborough ngăn cản ngư dân Philippines quay lại ngư trường truyền thống trong vùng biển chủ quyền của mình. Một nguồn tin khác cho biết thêm, chỉ cần một vài tuần nữa là các cấu trúc công sự mới của Bắc Kinh sẽ nổi lên trên bãi cạn Scarborough của Philippines với lá cờ 5 sao Trung Quốc.

Bên cạnh đó, sắp tới Trung Quốc sẽ đưa tàu lặn Giao Long xuống Biển Đông. Theo kế hoạch, ngày 10/6, tàu lặn Giao Long sẽ xuống tới khu vực Biển Đông và một số khu vực thuộc biển Tây Thái Bình Dương tiến hành các hoạt động thăm dò, thám hiểm địa chất đáy biển qua 3 giai đoạn.

Bên cạnh đó, sắp tới Trung Quốc sẽ đưa tàu lặn Giao Long xuống Biển Đông. Theo kế hoạch, ngày 10/6, tàu lặn Giao Long sẽ xuống tới khu vực Biển Đông và một số khu vực thuộc biển Tây Thái Bình Dương tiến hành các hoạt động thăm dò, thám hiểm địa chất đáy biển qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 kéo dài 43 ngày. Tàu Giao Long sẽ tiến hành khảo sát từ Thanh Đảo đến khu vực mà Bắc Kinh gọi là “khu vực đã chỉ định trên Biển Đông”. Dự kiến khu vực hoạt động cách phía Tây Manila 200km và nằm về phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giai đoạn 2 kéo dài 42 ngày, bắt đầu từ trung tuần tháng 7. Khu vực hoạt động chủ yếu tại phía Tây Thái Bình Dương với nhiệm vụ điều tra địa chất đáy biển, khí tượng mặt biển, điều tra đa dạng hóa sinh vật biển... Giai đoạn 3 dài 28 ngày tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương với nhiệm vụ chủ yếu thăm dò nguồn tài nguyên biển.

Giai đoạn 1 kéo dài 43 ngày. Tàu Giao Long sẽ tiến hành khảo sát từ Thanh Đảo đến khu vực mà Bắc Kinh gọi là “khu vực đã chỉ định trên Biển Đông”. Dự kiến khu vực hoạt động cách phía Tây Manila 200km và nằm về phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giai đoạn 2 kéo dài 42 ngày, bắt đầu từ trung tuần tháng 7. Khu vực hoạt động chủ yếu tại phía Tây Thái Bình Dương với nhiệm vụ điều tra địa chất đáy biển, khí tượng mặt biển, điều tra đa dạng hóa sinh vật biển... Giai đoạn 3 dài 28 ngày tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương với nhiệm vụ chủ yếu thăm dò nguồn tài nguyên biển.

Việc đưa tàu lặn Giao Long tới thám sát đáy Biển Đông không loại trừ là một động thái nhằm thực hiện ý đồ biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Con tàu này hoàn toàn có thể được Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, tăng năng lực hoạt động cho tàu ngầm, thâm nhập cáp thông tin của các nước để do thám…

Việc đưa tàu lặn Giao Long tới thám sát đáy Biển Đông không loại trừ là một động thái nhằm thực hiện ý đồ biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Con tàu này hoàn toàn có thể được Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, tăng năng lực hoạt động cho tàu ngầm, thâm nhập cáp thông tin của các nước để do thám…

Trong một diễn biến khác có liên quan, Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 6/6 đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 6/6 lên tiếng bày tỏ mong muốn được tham gia các hoạt động đối thoại và cơ chế đàm phán về Biển Đông, trong đó có bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong một diễn biến khác có liên quan, Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 6/6 đưa tin, Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 6/6 lên tiếng bày tỏ mong muốn được tham gia các hoạt động đối thoại và cơ chế đàm phán về Biển Đông, trong đó có bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trước đó, ngày 5/6 quyền Trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ Joseph Yun cho biết Mỹ có lợi ích ở Biển Đông và đề xuất 7 giải pháp xử lý tranh chấp ở Biển Đông, trong đó nhấn mạnh Trung Quốc và ASEAN nên sớm đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Xung quanh việc Đài Loan có nên tham gia tiến trình đàm phán COC hay không, ông Joseph Yun cho rằng ngoài các thành viên ASEAN và Trung Quốc, 'các bên còn lại' không có lý do gì để không tuân thủ quy tắc, quy định chung (COC).

Trước đó, ngày 5/6 quyền Trợ lý Quốc vụ khanh Hoa Kỳ Joseph Yun cho biết Mỹ có lợi ích ở Biển Đông và đề xuất 7 giải pháp xử lý tranh chấp ở Biển Đông, trong đó nhấn mạnh Trung Quốc và ASEAN nên sớm đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Xung quanh việc Đài Loan có nên tham gia tiến trình đàm phán COC hay không, ông Joseph Yun cho rằng ngoài các thành viên ASEAN và Trung Quốc, "các bên còn lại" không có lý do gì để không tuân thủ quy tắc, quy định chung (COC).

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Cao An hôm nay lại tiếp tục luận điệu sai trái khi tuyên bố cái gọi là 'chủ quyền' với hầu như trọn vẹn Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - PV. Quan điểm Đài Loan đưa ra cũng không khác gì Trung Quốc, một thứ 'tiền đề đàm phán' hết sức trịch thượng, phi lý, phi pháp và không thể chấp nhận khi đưa ra đề xuất gác tranh chấp, cùng hợp tác với điều kiện phải công nhận chủ quyền hầu hết Biển Đông thuộc về Đài Loan?! Một thứ điều kiện nực cười không thể hiểu nổi.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Cao An hôm nay lại tiếp tục luận điệu sai trái khi tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với hầu như trọn vẹn Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - PV. Quan điểm Đài Loan đưa ra cũng không khác gì Trung Quốc, một thứ "tiền đề đàm phán" hết sức trịch thượng, phi lý, phi pháp và không thể chấp nhận khi đưa ra đề xuất gác tranh chấp, cùng hợp tác với điều kiện phải công nhận chủ quyền hầu hết Biển Đông thuộc về Đài Loan?! Một thứ điều kiện nực cười không thể hiểu nổi.

CHDCND Triều Tiên thông báo nước này sẽ mở lại đường dây nóng của Hội Chữ thập đỏ với Hàn Quốc vào hôm nay, 7/6, và mời các quan chức ở Seoul đàm phán vào cuối tuần này. Theo Reuters, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy Bình Nhưỡng muốn cải thiện quan hệ sau giai đoạn căng thẳng kèm theo những lời đe dọa chiến tranh trong vài tháng qua.

CHDCND Triều Tiên thông báo nước này sẽ mở lại đường dây nóng của Hội Chữ thập đỏ với Hàn Quốc vào hôm nay, 7/6, và mời các quan chức ở Seoul đàm phán vào cuối tuần này. Theo Reuters, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy Bình Nhưỡng muốn cải thiện quan hệ sau giai đoạn căng thẳng kèm theo những lời đe dọa chiến tranh trong vài tháng qua.

Báo Anh Guardian ngày 6/6 đã phanh phui vụ các cơ quan tình báo, bảo vệ luật pháp Mỹ thu thập thông tin điện thoại, Internet của hàng triệu người dùng Internet, di động từ các hãng truyền thông khổng lồ như Verizon, Microsoft, Facebook, Google.

Báo Anh Guardian ngày 6/6 đã phanh phui vụ các cơ quan tình báo, bảo vệ luật pháp Mỹ thu thập thông tin điện thoại, Internet của hàng triệu người dùng Internet, di động từ các hãng truyền thông khổng lồ như Verizon, Microsoft, Facebook, Google.

Vụ việc làm dấy lên tranh cãi dữ dội về việc chính quyền nhân danh an ninh quốc gia và chống khủng bố xâm hại quyền riêng tư của người dân ở Mỹ, quốc gia vẫn tự nhận là tự do nhất hành tinh. Washington Post cho biết một sĩ quan tình báo Mỹ đã quyết định để lộ thông tin cho báo chí vì cho rằng chương trình PRISM đã vi phạm trắng trợn quyền riêng tư của công dân.

Vụ việc làm dấy lên tranh cãi dữ dội về việc chính quyền nhân danh an ninh quốc gia và chống khủng bố xâm hại quyền riêng tư của người dân ở Mỹ, quốc gia vẫn tự nhận là tự do nhất hành tinh. Washington Post cho biết một sĩ quan tình báo Mỹ đã quyết định để lộ thông tin cho báo chí vì cho rằng chương trình PRISM đã vi phạm trắng trợn quyền riêng tư của công dân.

Theo báo Washington Post, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và Cục Điều tra liên bang (FBI) đã trực tiếp truy cập vào hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông và Internet lớn như Verizon, Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, Apple, PalTalk, AOL, Skype và YouTube... Qua đó NSA và FBI dễ dàng theo dõi hoạt động mạng của mọi đối tượng tình nghi. “Họ (chính quyền Mỹ) có thể quan sát việc các ý tưởng của bạn hình thành khi bạn gõ bàn phím máy tính” - Washington Post dẫn lời sĩ quan trên mô tả. (Tổng hợp từ TTO, TNO, GDVN)

Theo báo Washington Post, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và Cục Điều tra liên bang (FBI) đã trực tiếp truy cập vào hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông và Internet lớn như Verizon, Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, Apple, PalTalk, AOL, Skype và YouTube... Qua đó NSA và FBI dễ dàng theo dõi hoạt động mạng của mọi đối tượng tình nghi. “Họ (chính quyền Mỹ) có thể quan sát việc các ý tưởng của bạn hình thành khi bạn gõ bàn phím máy tính” - Washington Post dẫn lời sĩ quan trên mô tả. (Tổng hợp từ TTO, TNO, GDVN)