Trung Quốc đang ngày càng khiến Mỹ lo ngại

( PHUNUTODAY ) - Sau khi trình làng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 vào tháng 3 năm nay cũng như vừa thử nghiệm thành công tàu sân bay Thi Lang vào ngày 14/8, Trung Quốc đã cho thấy sự bành trướng quá lớn về sức mạnh quân sự của mình làm cho Mỹ và các nước trong khu vực hết sức quan ngại

(Phunutoday) - Dù công nhận và hoan nghênh đóng góp của Trung Quốc cho an ninh toàn cầu, song Mỹ cũng cảnh báo Bắc Kinh vì ngày càng tập trung tăng cường sức mạnh hải quân và đầu tư vào khí tài công nghệ cao nhằm mở rộng ảnh hưởng trên Thái Bình Dương và các khu vực khác.


Dưới tiêu đề "Diễn biến an ninh và quân sự liên quan tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", báo cáo dày 94 trang do Lầu Năm Góc soạn thảo thừa nhận Trung Quốc "đã có những bước tiến trong việc minh bạch hóa các hoạt động an ninh và quân sự, song vẫn không đáng kể" nhưng Ông Michael Schiffer, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cảnh báo sự hiện diện ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông là "lời cảnh báo đối với các đối thủ trong khu vực cũng như các đối trọng quyền lực".

Việc phô trương vũ khí của Trung Quốc đang làm cho Mỹ và các nước trong khu vực hết sức lo ngại, Nguồn ảnh: Vnnet


Vậy những hành động nào của Trung Quốc làm Mỹ lo ngại như vậy:

Sau khi trình làng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 vào tháng 3 năm nay cũng như vừa thử nghiệm thành công tàu sân bay Thi Lang vào ngày 14/8, Trung Quốc đã cho thấy sự bành trướng quá lớn về sức mạnh quân sự của mình làm cho Mỹ và các nước trong khu vực hết sức quan ngại

Bên cạnh việc phô trương vũ khí, Trung Quốc còn còn có những hành động gây hấn với nhiều nước trong khu vực không chỉ có Việt Nam ,Philippin mà ngay cả Nhật Bản hay Ấn Độ. Mới đây nhất ngày hôm qua Trung Quốc đã cho hai tàu kiểm ngư của mình tiến sát vào vùng đảo tranh chấp Senkaku của Nhật mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư bất chấp sự cảnh báo của tàu hải quân của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Nhớ lại năm ngoái, vụ Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc ở cùng khu vực này đã gây nên một vụ khủng hoảng kéo dài 7 tháng trong quan hệ giữa đôi bên.

Dãy đảo có tranh chấp mà người Nhật gọi là Senkaku Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, nguồn ảnh: AP

Không chỉ gây hấn với Nhật Bản vào Ngày 23/8, “Thời báo Hoàn Cầu” dẫn nguồn tin từ “Thời báo Hindustan” cho biết, do Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự ở Tây Tạng( khoảng 500.000 quân) buộc chính phủ Ấn Độ quyết định tăng cường thêm lực lượng phòng thủ ở khu vực “tuyến kiểm soát thực tế” ở khu vực Trung - Ấn dài 4.057km

“Tuyến kiểm soát biên giới” Trung-Ấn là “tuyến McMahon” (MacMahon Line), do Ấn Độ đưa vào bản đồ chính thức và hợp pháp của họ, thuộc bang Arunachal Pradesh. Trung Quốc coi Arunachal Pradesh là nam Tây Tạng và coi việc làm này của Ấn Độ là bất hợp pháp.

Bang Arunachal Pradesh nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nguồn ảnh: Ifeng

Phô trương vũ khí, gây hấn với các nước trong khu vực chưa hết, mới mấy ngày gần đây Trung Quốc đang bày tỏ mong muốn sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga.

Theo đó, Trung Quốc đang muốn mua hệ thống tên lửa chống hạm Club để trang bị cho các tàu ngầm trong nước. Cụ thể hệ thống tên lửa Club-S sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân Type-093 và tàu ngầm điện diesel Type-041 lớp Nguyên (Yuan).

Ngoài việc quan tâm đến hệ thống tên lửa Club-S phóng từ tàu ngầm, Trung Quốc còn bày tỏ quan tâm đến Club-K, đặc biệt là biến thể được bố trí trong các container di động.

Tên lửa Club mà Trung Quốc muốn mua của Nga nhằm tạo ra những cuộc tấn công bất ngờ với kẻ thù, nguồn ảnh: vnmilitaryhistory.net

Hệ thống tên lửa chống hạm Club được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, tên lửa được thiết kế theo dạng modun với khả năng linh hoạt rất cao. Tên lửa có thể triển khai hoạt động trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, bệ phóng di động trên bờ.

Hiện tại không rõ số lượng tên lửa mà Trung Quốc muốn mua là bao nhiêu, nhưng theo nhận định của  các chuyên gia: nhiều khả năng Trung Quốc chỉ mua số lượng rất  hạn chế, chủ yếu là để nghiên cứu công nghệ để cho ra lò một loại tên lửa khác “made in china” sao chép lại toàn bộ đặc tính của tên lửa này. Theo nhận định của trung tâm nghiên cứu Heritage Foundation của Mỹ thì nói rằng đơn giản sở dĩ Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa Club là nhằm tạo ra một cuộc tấn công bất ngờ đối với Hải quân Mỹ.

Hệ thống Club đã được Nga xuất khẩu hạn chế cho một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Việt Nam. 

  • Phú nguyễn( Theo Ifeng, china-defense-mashup, Russia navy)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn