Trung Quốc ’ghè’ Philippines ’bắt tay’ Mỹ

Trung “bắt tay" nhau, Nga tập trận lớn nhất hậu Xô viết, Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc thiếu thiện chíhellip;là tin tức thời sự chính ngày 14/7.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/7 rằng, Philippines đã phớt lờ những yêu cầu liên tục của Trung Quốc nhằm thiết lập các “cơ chế tham vấn” để giải quyết những tranh chấp, “trong khi vẫn hăng hái công kích Trung Quốc trên trường quốc tế”. Theo bà Hoa, việc Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói chính phủ Philippines đưa tranh chấp ra tòa như một “phương sách cuối cùng” là không có cơ sở và “những hành động như thế không giúp ích cho việc giải quyết vấn đề”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/7 rằng, Philippines đã phớt lờ những yêu cầu liên tục của Trung Quốc nhằm thiết lập các “cơ chế tham vấn” để giải quyết những tranh chấp, “trong khi vẫn hăng hái công kích Trung Quốc trên trường quốc tế”. Theo bà Hoa, việc Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói chính phủ Philippines đưa tranh chấp ra tòa như một “phương sách cuối cùng” là không có cơ sở và “những hành động như thế không giúp ích cho việc giải quyết vấn đề”.

Về tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh tuyên bố, TQ kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên biển, “phía Trung Quốc có đủ cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế để không chấp nhận phiên tòa”, bà Hoa nói về việc Philippines kiện TQ ra tòa Quốc tế về tranh chấp bãi cạn. “Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng sự thật và không đứng về phía cụ thể nào”, bà Hoa nói. Ảnh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Về tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh tuyên bố, TQ kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên biển, “phía Trung Quốc có đủ cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế để không chấp nhận phiên tòa”, bà Hoa nói về việc Philippines kiện TQ ra tòa Quốc tế về tranh chấp bãi cạn. “Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng sự thật và không đứng về phía cụ thể nào”, bà Hoa nói. Ảnh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Trước đó, ngày 11/7, tờ The Inquirer dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu tại hội thảo về an ninh diễn ra tại Bỉ rằng: “Mọi nỗ lực hòa bình của Philippines để giải quyết tranh chấp với TQ đều đã thất bại”, do vậy Manila buộc phải nhờ tới Tòa án quốc tế về luật Biển. Những tuyên bố chủ quyền tùy tiện cũng như sự hiện diện áp đảo của tàu TQ tại các vùng biển cách xa đất liền của nước này đang gây căng thẳng trong khu vực. Philippines cho biết, ngày 9/7 cho hay 2 tàu công vụ của TQ đã trở lại bãi cạn tranh chấp Scarborough, chỉ vài ngày sau khi rút khỏi khu vực do thời tiết xấu.

Trước đó, ngày 11/7, tờ The Inquirer dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu tại hội thảo về an ninh diễn ra tại Bỉ rằng: “Mọi nỗ lực hòa bình của Philippines để giải quyết tranh chấp với TQ đều đã thất bại”, do vậy Manila buộc phải nhờ tới Tòa án quốc tế về luật Biển. Những tuyên bố chủ quyền tùy tiện cũng như sự hiện diện áp đảo của tàu TQ tại các vùng biển cách xa đất liền của nước này đang gây căng thẳng trong khu vực. Philippines cho biết, ngày 9/7 cho hay 2 tàu công vụ của TQ đã trở lại bãi cạn tranh chấp Scarborough, chỉ vài ngày sau khi rút khỏi khu vực do thời tiết xấu.

Tân Hoa xã và website Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 13/7 cho hay, bên lề cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Trung vừa kết thúc tại Mỹ, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã tiếp Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân TQ Vương Quán Trung. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì. Hai bên nhất trí đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc quân sự và tìm kiếm “một cơ chế thông báo” để cho nhau biết về các hoạt động quân sự lớn của mỗi nước nhằm ngăn chặn sự cố tại châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh Bộ trưởng Hagel tiếp Ủy viên Dương Khiết Trì tại Lầu Năm Góc.

Tân Hoa xã và website Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 13/7 cho hay, bên lề cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Trung vừa kết thúc tại Mỹ, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã tiếp Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân TQ Vương Quán Trung. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì. Hai bên nhất trí đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc quân sự và tìm kiếm “một cơ chế thông báo” để cho nhau biết về các hoạt động quân sự lớn của mỗi nước nhằm ngăn chặn sự cố tại châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh Bộ trưởng Hagel tiếp Ủy viên Dương Khiết Trì tại Lầu Năm Góc.

Nhật báo Arab Asharq al-Awsat ngày 13/7 dẫn lời phát biểu của Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari tuyên bố: “Chúng tôi phản đối và lên án việc vận chuyển vũ khí qua không phận Iraq và chúng tôi sẽ chính thức thông báo cho phía Iran về việc này”, ông này cũng thừa nhận, nếu không được hỗ trợ, Iraq không đủ sức ngăn Iran vận chuyển vũ khí sang Syria qua không phận nước này. “Tôi mời tất cả các vị, nhân danh chính phủ, giúp chúng tôi ngăn chặn các chuyến hàng chở vũ khí qua không phận Iraq”, Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari nói.

Nhật báo Arab Asharq al-Awsat ngày 13/7 dẫn lời phát biểu của Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari tuyên bố: “Chúng tôi phản đối và lên án việc vận chuyển vũ khí qua không phận Iraq và chúng tôi sẽ chính thức thông báo cho phía Iran về việc này”, ông này cũng thừa nhận, nếu không được hỗ trợ, Iraq không đủ sức ngăn Iran vận chuyển vũ khí sang Syria qua không phận nước này. “Tôi mời tất cả các vị, nhân danh chính phủ, giúp chúng tôi ngăn chặn các chuyến hàng chở vũ khí qua không phận Iraq”, Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari nói.

Trước đó, kênh CNN dẫn nguồn tin từ 3 quan chức Mỹ cho biết, hàng loạt vụ nổ vào ngày 5/7 gần thành phố cảng quan trọng Latakia của Syria là kết quả của các cuộc không kích do Israel thực hiện. Các vụ không kích nhằm vào hệ thống các tên lửa Yakhont do Nga chế tạo mà Israel coi là sự đe dọa đối với lực lượng hải quân của Israel ở khu vực Đông Biển Địa Trung Hải. Ảnh khói bốc lên từ thành phố Latakia của Syria.

Trước đó, kênh CNN dẫn nguồn tin từ 3 quan chức Mỹ cho biết, hàng loạt vụ nổ vào ngày 5/7 gần thành phố cảng quan trọng Latakia của Syria là kết quả của các cuộc không kích do Israel thực hiện. Các vụ không kích nhằm vào hệ thống các tên lửa Yakhont do Nga chế tạo mà Israel coi là sự đe dọa đối với lực lượng hải quân của Israel ở khu vực Đông Biển Địa Trung Hải. Ảnh khói bốc lên từ thành phố Latakia của Syria.

Đai BBC dẫn tin từ một gián điệp của Taliban ở Pakisstan cho biết, nhóm chiến binh Taliban của Pakistan vừa thiết lập một căn cứ ở Syria và ít nhất 12 “chuyên gia” về vũ khí cũng như công nghệ thông tin của họ đã tới đây. Sự hiện diện này có thể mang động cơ phe phái. Cách đây 6 tháng Taliban đã dựng một căn hầm ở Syria để giám sát “cuộc thành chiến” trên đất nước này, đây là nơi truyền thông tin và hồi đáp về cuộc xung đột ở Syria về Pakistan.

Đai BBC dẫn tin từ một gián điệp của Taliban ở Pakisstan cho biết, nhóm chiến binh Taliban của Pakistan vừa thiết lập một căn cứ ở Syria và ít nhất 12 “chuyên gia” về vũ khí cũng như công nghệ thông tin của họ đã tới đây. Sự hiện diện này có thể mang động cơ phe phái. Cách đây 6 tháng Taliban đã dựng một căn hầm ở Syria để giám sát “cuộc thành chiến” trên đất nước này, đây là nơi truyền thông tin và hồi đáp về cuộc xung đột ở Syria về Pakistan.

Hãng thống tấn Triều Tiên KCNA ngày 13/7 đưa tin, Ủy ban Hợp nhất Hòa bình Triều Tiên đã gửi một bức thư tới Bộ Thống nhất Hàn Quốc cáo buộc Hàn Quốc bóp méo ý định thực sự của Bình Nhưỡng đối với vòng đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán ở cả hai miền Triều Tiên. Đồng thời, Bình Nhưỡng cũng cảnh báo về những hậu quả khôn lường nếu Hàn Quốc có thái độ ngạo mạn, kêu gọi Seoul đừng đánh giá sai “thiện chí và nỗ lực” của Bình Nhưỡng.

Hãng thống tấn Triều Tiên KCNA ngày 13/7 đưa tin, Ủy ban Hợp nhất Hòa bình Triều Tiên đã gửi một bức thư tới Bộ Thống nhất Hàn Quốc cáo buộc Hàn Quốc bóp méo ý định thực sự của Bình Nhưỡng đối với vòng đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán ở cả hai miền Triều Tiên. Đồng thời, Bình Nhưỡng cũng cảnh báo về những hậu quả khôn lường nếu Hàn Quốc có thái độ ngạo mạn, kêu gọi Seoul đừng đánh giá sai “thiện chí và nỗ lực” của Bình Nhưỡng.

Bức thư của Triều Tiên gửi Hàn Quốc cũng nêu rõ, hôm 10/7, Seoul đã khước từ đề xuất tổ chức một cuộc đàm phán nối lại tour tới tỉnh Mt.Kumgang của Triều Tiên, cũng như giải quyết vấn đề khu công nghiệp Kaesong. Bình Nhưỡng cũng cảnh báo rằng, vấn đề khu công nghiệp Kaesong được giải quyết như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ tổng thể của hai miền Triều Tiên.

Bức thư của Triều Tiên gửi Hàn Quốc cũng nêu rõ, hôm 10/7, Seoul đã khước từ đề xuất tổ chức một cuộc đàm phán nối lại tour tới tỉnh Mt.Kumgang của Triều Tiên, cũng như giải quyết vấn đề khu công nghiệp Kaesong. Bình Nhưỡng cũng cảnh báo rằng, vấn đề khu công nghiệp Kaesong được giải quyết như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ tổng thể của hai miền Triều Tiên.

Hãng RIA-Novosti đưa tin, ngày 13/7, quân đội Nga bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng Viễn Đông nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến ngay khi nhận lệnh của các lực lượng nước này. Tham gia cuộc tập trận 8 ngày có hơn 160.000 quân nhân, khoảng 1.000 xe bọc thép, 130 máy bay và 70 tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn nhất tại Nga trong thời hậu Xô viết. Sự kiện này được Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tiến hành vào chiều 12/7.

Hãng RIA-Novosti đưa tin, ngày 13/7, quân đội Nga bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng Viễn Đông nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến ngay khi nhận lệnh của các lực lượng nước này. Tham gia cuộc tập trận 8 ngày có hơn 160.000 quân nhân, khoảng 1.000 xe bọc thép, 130 máy bay và 70 tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn nhất tại Nga trong thời hậu Xô viết. Sự kiện này được Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tiến hành vào chiều 12/7.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, diễn tập quân sự bất ngờ là phương pháp hoàn hảo để duy trì lực lượng vũ trang trong trạng thái tốt nhất, ông còn nhấn mạnh rằng hoạt động này sẽ tiếp diễn trong tương lai. Ảnh Nga chuyển quân trong cuộc diễn tập quy mô lớn nhất tại Nga trong thời hậu Xô viết.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, diễn tập quân sự bất ngờ là phương pháp hoàn hảo để duy trì lực lượng vũ trang trong trạng thái tốt nhất, ông còn nhấn mạnh rằng hoạt động này sẽ tiếp diễn trong tương lai. Ảnh Nga chuyển quân trong cuộc diễn tập quy mô lớn nhất tại Nga trong thời hậu Xô viết.

Ở một diễn biến khác, RIA-Novosti dẫn lời Tổng thống Nga Putin xác nhận, Nga đang tập trung phát triển các loại vũ khí có hỏa lực lớn và độ chính xác cao với khả năng tác chiến “có thể sánh với vũ khí hủy diệt hàng loạt”. “Bên cạnh đó, tất nhiên là chúng ta cũng sẽ tiếp tục phát triển năng lực ngăn chặn bằng vũ khí hạt nhân”, ông Putin phát biểu. Đây được xem là một phần trong nỗ lực ứng phó kế hoạch đặt lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Chính phủ Nga đã duyệt chi ngân sách 730 tỉ USD cho chương trình phát triển - hiện đại hóa vũ khí cho lực lượng vũ trang Nga giai đoạn 2013-2020.

Ở một diễn biến khác, RIA-Novosti dẫn lời Tổng thống Nga Putin xác nhận, Nga đang tập trung phát triển các loại vũ khí có hỏa lực lớn và độ chính xác cao với khả năng tác chiến “có thể sánh với vũ khí hủy diệt hàng loạt”. “Bên cạnh đó, tất nhiên là chúng ta cũng sẽ tiếp tục phát triển năng lực ngăn chặn bằng vũ khí hạt nhân”, ông Putin phát biểu. Đây được xem là một phần trong nỗ lực ứng phó kế hoạch đặt lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Chính phủ Nga đã duyệt chi ngân sách 730 tỉ USD cho chương trình phát triển - hiện đại hóa vũ khí cho lực lượng vũ trang Nga giai đoạn 2013-2020.

Tờ Defense News (Mỹ) hôm 13/7 đưa tin, Hạ viện Mỹ giữa tuần qua đã thông qua một điều khoản sửa đổi nhằm bổ sung cho một đạo luật trước đây, vốn cho phép Nhà Trắng cắt giảm ngân sách cho các chương trình vũ khí hạt nhân mà không cần xin phép Thượng viện. Điều luật này được thông qua sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama tại Berlin (Đức) hôm 19/6, rằng ông sắp công bố những thay đổi lớn về vị thế hạt nhân của nước Mỹ. (Tổng hợp theo TNO, LĐ, VnMedia…)

Tờ Defense News (Mỹ) hôm 13/7 đưa tin, Hạ viện Mỹ giữa tuần qua đã thông qua một điều khoản sửa đổi nhằm bổ sung cho một đạo luật trước đây, vốn cho phép Nhà Trắng cắt giảm ngân sách cho các chương trình vũ khí hạt nhân mà không cần xin phép Thượng viện. Điều luật này được thông qua sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama tại Berlin (Đức) hôm 19/6, rằng ông sắp công bố những thay đổi lớn về vị thế hạt nhân của nước Mỹ. (Tổng hợp theo TNO, LĐ, VnMedia…)