13 loại thực phẩm chế biến sai cách có thể vô tình hủy hoại cơ thể bạn

( PHUNUTODAY ) - Bạn có tự tin rằng các cách chế biến thực phẩm bạn đang làm hoàn toàn đúng? Bạn hãy tham khảo bài viết này để biết cách ăn uống lành mạnh nhất nhé.

1. Trái cây và rau củ đều gọt vỏ bên ngoài

Rất nhiều người lo sợ dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn sót lại bên ngoài rau củ nên trước khi nấu ăn thường gọt sạch vỏ bên ngoài, ví dụ như cà tím, quả bầu, củ cải…

Trên thực tế, vỏ ngoài của rau củ có hàm lượng chất xơ, vitamin, chất diệp lục, khoáng chất… rất phong phú, chúng ta bỏ những phần vỏ này đi vô tình đã loại bỏ đi rất nhiều các chất dinh dưỡng.

Để giảm dư lượng thuốc trừ sâu, tốt nhất nên rửa rau củ dưới vòi nước sạch, ngoài ra cũng có thể dùng bàn chải nhỏ để chà phần vỏ ngoài rau củ, khi bạn cảm thấy sạch rồi lại rửa sạch với nước từ 15 – 20 giây, như vậy bạn có thể yên tâm ăn.

Ngâm rau củ trong nước sạch cũng có thể loại trừ thuốc trừ sâu, nhưng không nên ngâm quá lâu, khoảng 10 phút là được.

nau-an1-1468383561128-149-0-824-1324-crop-1468383608019

2. Cắt, thái rau trước sau đó mới rửa

Không ít người vì tiện tay thường đem rau thái ra trước sau đó mới rửa.

như vitamin B, vitamin C… dẫn đến mất đi một lượng lớn các dưỡng chất.

Như một số người thái khoai tây, cà tím ra sau đó liền ngâm vào trong nước, làm như vậy để không bị biến màu, tuy nhiên hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi.

Hơn nữa, rau củ thái xong mới rửa, dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt vỏ càng dễ thâm nhập vào bên trong.

Vì thế, bạn nên cần làm là rửa sạch rau củ, sau đó để rau củ thật khô rồi mới thái. Ngoài ra, cũng không nên tận dụng nước vo gạo để rửa lại, có thể làm mất đi một lượng lớn chất vitamin B có trong đó.

3. Cắt, thái rau củ quá nhỏ

Từ góc độ dinh dưỡng mà nói, các món rau không nên thái quá nhỏ. Bởi vì thái càng nhỏ, bề mặt tiếp xúc với không khí và lòng nồi càng lớn, các chất dinh dưỡng sẽ càng mất đi nhiều hơn.

Như thế đối với các loại nước ép rau củ, hàm lượng chất dinh dưỡng cũng không được bảo toàn nguyên vẹn.

Hơn nữa, một số người cũng có thói quen, thái cắt trước rau củ rồi để trước thời điểm nấu tương đối lâu, việc làm này khiến cho một số vitamin dễ bị oxy hóa, như vitamin C, B, E sẽ bị mất đi.

Vì thế, đối với rau củ tốt nhất nên để lúc nấu mới làm, và ăn ngay sau khi nấu.

9-cach-che-bien-thuc-an-sai-lam-ban-nen-tranh-keo-mang-hoa

4. Thời gian đun nấu lâu

Có một số loại rau bạn cần phải cắt, thái ra sau đó dùng nước luộc qua, làm như vậy có thể loại trừ được axit oxalic thậm chí là cả thuốc trừ sâu.

Nhưng nếu như nước dùng để luộc quá ít, lửa lại nhỏ, thời gian luộc vì thế mà phải kéo dài làm cho giá trị dinh dưỡng trong rau củ cũng bị mất đi.

Đối với trường hợp này, trong quá trình luộc rau trong nồi nên đổ nhiều nước, bật lửa to hết cỡ nhằm rút ngắn thời gian luộc lại.

Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu ăn vào trong nước, có thể bảo vệ chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và ngăn chặn quá trình oxy hóa.

5. Sử dụng chất có tính kiềm để làm thịt muối

Không ít người có thói quen sử dụng baking soda hoặc các chất có tính kiềm để muối thịt với mục đích làm cho thịt nhanh mềm.

Nhưng loại chất có tính kiềm này sẽ khiến cho chất protein bị biến đổi khi vào cơ thể sẽ khó hấp thu.

Chất béo gặp kiềm sẽ xảy ra phản ứng xà phòng hóa, không những bị mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn sinh ra độc tính, hơn nữa hàm lượng vitamin B có trong thịt cũng biến mất hoàn toàn.

Khi làm thịt muối tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các nguyên liệu như muối, hồ tiêu, rượu trắng, lòng trắng trứng gà, bột mỳ để bóp thịt, sau đó cho lên bếp lăn qua dầu cho tới khi chín.

Với cách làm như thế này vừa có thể bảo đảm được giá trị dinh dưỡng và mùi vị thịt muối cũng rất thơm ngon.

6. Ướp thực phẩm bằng dầu ăn trước khi mang ra xào

Rất nhiều người thích đem thực phẩm ướp qua dầu ăn sau đó mới xào, làm như vậy mùi vị, màu sắc của món ăn trông sẽ ngon hơn.

Tuy nhiên phương pháp nấu ăn này không chỉ gây tổn hại đến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn, thịt được tẩm ướp qua dầu ăn rất khó tiêu hóa hơn nữa còn làm tăng thêm hàm lượng chất béo có trong thực ăn.

Vì thế khi nấu ăn bạn nên bỏ qua bước này, tốt nhất nên lựa chọn các món luộc, salat, hấp.

cach-uop-thit-nuong-1604-phunutoday

7. Dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao để chiên nấu

Nhiều người có thói quen khi xào nấu thường cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi dầu ăn sôi tới bốc khói rồi cho hành, gừng vào phi thơm sau đó mới cho thực phẩm vào xào.

Lúc này nhiệt độ dầu thường ở trên mức 200 độ C, các vitamin E, phospholipid, acid béo không bão hòa có trong dầu ăn rất dễ bị oxy hóa, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng bị tổn hại.

Ngoài ra, khi xào rau, nếu để nhiệt độ nhỏ, thời gian xào lâu, một lượng lớn chất dinh dưỡng có trong rau nhau như vitamin C, anthocyannis, chất diệp lục cũng bị mất đi.

Vì thế khi xào rau bạn nên chú ý, đừng để dầu ăn nóng tới mức bốc khói rồi mới cho rau vào, khi cho rau vào nên bật lửa to để rau chín nhanh hơn nhằm giảm thiểu chất dinh dưỡng bị tiêu tan.

8. Cho muối vào quá sớm

Không ít người có thói quen lúc xào rau thường cho muối vào sớm, điều này không chỉ khiến cho rau xào bị ra nhiều nước, lượng lớn chất dinh dưỡng bị mất đi, mà còn khiến cho món rau bị mềm nhũn không ngon.

Nấu các món thịt nếu cho muối quá sớm làm cho chất protein sớm bị đông tụ, không chỉ khó tiêu hóa mà còn mất đi mùi vị đặc trưng của món ăn. Vì thế khi đun nấu thức ăn, đợi cho thực phẩm chín được 7, 8 phần rồi mới cho muối vào.

9. Cho giấm vào rau xanh

Nhiều bà nội trợ khi xào rau củ thường cho thêm một chút giấm để tăng thêm hương vị của món ăn.

Nhưng đối với các loại rau có màu xanh khi xào mà cho thêm nhiều giấm, màu xanh của rau sẽ biến thành màu vàng nâu, đối với các loại củ như khoai tây, ngó sen… thì lại không xảy ra hiện tượng này.

Điều này là do trong các loại rau xanh có chứa hàm lượng lớn các chất diệp lục và magiê, sau khi thêm giấm chất hydrogen có trong axit axetic sẽ lập tức thay thế thành phần magie có trong chất diệp lục, hàm lượng dinh dưỡng vì thế mà mất đi.

Lời khuyên dành cho bạn là khi đun nấu những loại rau màu xanh không nên cho quá nhiều giấm, tốt hơn nữa là không nên cho giấm.

10. Vo gạo quá kỹ

http-inspired-daikynguyenvn-com-wp-content-uploads-2016-06-nuoc-lanh-nau-com-1-1502588643089-1510318472726

Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen sai lầm làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo. Theo nghiên cứu, lượng sắt, kẽm mất đi trung bình trong quá trình vo gạo, nấu cơm dao động từ 79,9% - 96,5%. Vitamin nhóm B cũng bị mất đi tới 70% - 95% trong quá trình xay xát và vo gạo.

Để giữ được lượng dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 - 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được. Các vitamin chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất.

Theo các chuyên gia bạn nên vo gạo ngay trong nồi cơm, tức là đổ nước và khoắng nhẹ, chắt bụi bẩn và vỏ trấu, không nên chà xát gạo mạnh.

11. Chần thịt qua nước sôi

Để loại bỏ tạp chất và giảm nguy cơ thịt nhiễm độc, nhiều bà nội trợ có thói quen chần thịt qua nước đun sôi nhiều lần rồi mới đem chế biến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là cách làm sai lầm.

Việc chần thịt qua nước sôi không thể loại bỏ tạp chất trong thịt thậm chí còn khiến các chất độc nếu có trong thịt sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong. Nguyên nhân là do, khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt “ngậm” chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.

“Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Thịnh khẳng định.

Chuyên gia này cũng cho biết, cách hữu hiệu để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn là, khi mua về, bà nội trợ nên rửa thịt bằng nước sạch nhiều lần. Ngoài ra, có thể dùng muối hoặc nước muối pha loãng bóp thịt, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

12. Rã đông thịt ở nhiệt độ phòng

cxokzt0wiaqs5vc-1503625929645-1510318472720

Rất nhiều bà nội trợ có thói quen cất trữ và bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh, sau đó rã đông thịt ở nhiệt độ phòng.

Theo các chuyên gia đây là cách làm sai lầm. Bởi lẽ, khoảng nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn phát triển là từ 4-60 độ C. Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó, sẽ gây ra tiêu chảy, ngộ độc.

13.Cho tỏi vào quá sớm

12-dung-cu-che-bien-toi-nen-co-trong-phong-bep-1510318472712

Tỏi chín rất nhanh, việc cho tỏi vào quá sớm sẽ khiến tỏi nhanh bị cháy. Khi bạn ướp thịt, không nên băm nhỏ tỏi ra. Dù bạn chế biến bất kì thành món ăn nào thì bạn cũng nên cho tỏi vào sau cùng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là để tỏi ở ngoài 10 phút trước khi nấu. Bởi vì các đặc tính chữa bệnh của tỏi chỉ có thể phát huy được tác dụng một cách tối đa bằng cách nghiền, cắt hoặc đập dập nó, sau đó để chúng đủ 10 phút ở ngoài trước khi nấu.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn