"Thả" mại dâm, công nhận là nghề hợp pháp?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) -Nhiều chuyên gia cho rằng nên công nhận mại dâm là một nghề để có biện pháp quản lý tốt nhất.

Công an bỏ tiền túi nộp phạt cho gái bán hoa

Theo quy định mới về việc thi hành luật Xử lý vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục lao động xã hội hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc như trước đây.

Đây được cho là một biện pháp mang tính nhân văn. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, quy định này đã gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc truy quét nạn mại dâm.

Mô tả ảnh.
Gái mại dâm bị bắt quả tang tại khách sạn.

 Theo chia sẻ của ông Trần Công Chánh (Phó trưởng Công an phường Phú Lương, Q. Hà Đông, Hà Nội), trước đây, khi có các đợt quét vét gái mại dâm đưa đi trung tâm Lộc Hà, lực lượng chức năng làm rất quyết liệt, triệt để. Do đó, gái mại dâm trên địa bàn rất sợ và dạt đi hết.

Nhưng từ khi có quy định mới, không áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục lao động xã hội hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, gái bán dâm lại quay lại hoạt động.

Ông Chánh nêu ra những dẫn chứng thực tế: Việc xử phạt hành chính đối với gái bán dâm bị bắt quả tang cũng rất nhẹ. Xử phạt xong, những đối tượng này lại quay lại hoạt động như chưa có gì xảy ra. Đây là một bất cập rất khó cho lực lượng chức năng trong việc phòng chống nạn mại dâm.

Cũng theo quy định mới, cơ quan công an chỉ được tạm giữ hành chính gái mại dâm trong vòng 24 giờ đồng hồ, nếu họ không có tiền nộp phạt thì vẫn phải thả. Bởi vậy mới có chuyện nửa thật nửa đùa rằng có khi “công an còn phải bỏ tiền túi ra nộp phạt cho gái mại dâm để hoàn thành nhiệm vụ”.

 Góc nhìn nhân văn của nhà luật học

Trái ngược với thực tế đang diễn ra, nhiều người lại cho rằng đây là một quy định mang tính nhân văn của nhà làm luật.

Chuyện chưa kể từ vụ người mẫu bán dâm nghìn đô
Canh bạc "bay show" hấp dẫn hotgirl, chân dài, bởi những khoản tiền đầy ắp rót vào tài khoản. Và để tiếp cận họ, chỉ cần đi đúng người giới thiệu, hotgirl dễ dàng ngã giá.

Trao đổi với PV về vấn đề này, luật sư Lê Luân (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nhận định: "Không đưa người bán dâm vào cơ sở giáo dục lao động xã hội hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc là quy định hết sức hợp lý về mặt pháp lý, về mặt văn hóa và cả mặt tiến bộ xã hội".

Theo đó, luật sư Luân cho rằng, hầu hết người bán dâm đều xuất thân từ vùng quê nghèo, ít học, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mới phải tìm đến các thành phố lớn, hành nghề gái bán dâm để kiếm tiền. Việc người bán dâm bị bắt và xử phạt hành chính mà đưa về giáo dục tại xã, phường nơi họ sinh sống sẽ tạo ra một định kiến xã hội xấu, sự xa lánh, kỳ thị của những người xung quanh.

Điều này sẽ tạo ra sự mặc cảm đối với bản thân những đối tượng này trong quá trình hoàn lương, trở về với cuộc sống đời thường. Quan trọng hơn, nó còn có thể dẫn đến những hệ lụy khác như người bán dâm khó làm ăn, lập nghiệp hoặc lập gia đình tại nơi mình sinh sống vì mọi người đều biết rõ quá khứ của họ.

Trong khi đó, Hiến pháp quy định mọi người đều được đảm bảo bí mật về đời sống riêng tư, thông tin cá nhân, kể cả trong Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định rõ vấn đề này. Cho nên, quy định như vậy cũng là hợp hiến và hợp pháp.

Công nhận là một nghề, tạo nguồn thu thuế…

Thạc sỹ Xã hội học Thân Trung Dũng (viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển) phân tích: Không chỉ ở nước ta mà hầu hết các nước trên thế giới, dù có bị cấm hay không thì mại dâm vẫn luôn tồn tại. Điều này xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống.

Mô tả ảnh.
Thạc sỹ xã hội học Thân Trung Dũng.

Ở một số nước trên thế giới, họ cũng đã công nhận mại dâm là một nghề trong phạm vi cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định với lập luận rằng mại dâm là một tội phạm không có nạn nhân. Vì nó liên quan đến các quan hệ riêng tư của những người trưởng thành tự nguyện ưng thuận quan hệ tình dục với nhau.

“Ví dụ, ở các vùng du lịch Thái Lan, người ta cũng coi đây là một nghề để quản lý hoạt động này một cách dễ dàng hơn đồng thời tạo điều kiện cho họ đóng góp thu nhập của nghề này vào ngân sách Nhà nước”, vị này dẫn chứng.

 Theo Ths. Dũng, những người hoạt động mại dâm ở Việt Nam chiếm số lượng không nhỏ cho nên việc quản lý hoạt động này gặp rất nhiều khó khăn. Không ai dám chắc, sau khi trở về từ các cơ sở giáo dục lao động xã hội hoặc cơ sở chữa bệnh bắt buộc như trước đây, họ sẽ từ bỏ con đường này, tìm một công việc khác sống hoàn lương.

Nếu chỉ đưa gái mại dâm vào các cơ sở như trên mà không sắp xếp được công ăn việc làm ổn định cho họ thì khả năng những đối tượng này quay trở lại con đường cũ là rất cao. Suy cho cùng, cũng vì hoàn cảnh xô đẩy, cuộc sống khó khăn nên người ta mới phải tìm đến công việc này như một giải pháp cuối cùng.

"Tú ông" môi giới người mẫu bán dâm nghìn đô bị xử như nào?
"Tú ông" môi giới "người mẫu ngàn đô" bán dâm có thể bị phạt tù từ 3 đến 10 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình.

 Thực tế, chẳng ai (trừ một số ít đối tượng ăn chơi, đua đòi) không dưng lại muốn đâm đầu vào cái nghề được coi là thấp kém, bị xã hội kỳ thị, khinh bỉ, nhất là ở một đất nước mang đậm truyền thống văn hóa phương Đông như ở Việt Nam. Cho nên, yếu tố quan trọng nhất để đưa những người hành nghề bán dâm trở về với cuộc sống đời thường là tạo cho họ một công việc có thu nhập ổn định chứ không phải là đưa vào cơ sở này hay cơ sở kia.

"Theo cá nhân tôi, dù Nhà nước có cấm hay không thì mại dâm vẫn tồn tại. Vậy, tại sao chúng ta không công nhận nó là một nghề để quản lý tốt hơn hoạt động này, không những thế còn tạo nguồn thu cho ngân sách?" - ông Dũng mạnh dạn đặt vấn đề.

Việc này không những giúp Nhà nước có thể quản lý hoạt động mại dâm về hành chính mà còn dễ dàng kiểm soát vấn đề bệnh tật của họ, trong đó có các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, nhà xã hội học này cũng nhận định, ở một đất nước với những giá trị truyền thống văn hóa phương Đông như Việt Nam, để công nhận mại dâm là một nghề là điều không mấy dễ dàng và nếu có thì sẽ cần thêm một thời gian rất dài nữa.

 Việt Nam hiện có hơn 11.000 người bán dâm

Đó là con số tính đến hết tháng 11/2014, số người bán dâm có hồ sơ quản lý do Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm (bộ Lao động- Thương binh & Xã hội) cung cấp.

Tuy nhiên con số thực tế có lẽ còn cao hơn nhiều do hoạt động mại dâm khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó. Đồng bằng sông Hồng (3.673 người) và Đông Nam Bộ (3.200 người) là hai khu vực có số người bán dâm cao nhất cả nước.

Mại dâm là hậu quả của sự khắt khe với tình dục

Thạc sỹ xã hội học Thân Trung Dũng cho biết: Theo quan điểm của nhà xã hội học Kingsley Davis (1932 – 1976) thì dịch vụ mại dâm không kéo theo sự phức tạp về trách nhiệm hay những ràng buộc về tình cảm.

Do đó, mại dâm đáp ứng được nhu cầu của nam giới, nữ giới về những đòi hỏi tình dục khác nhau mà không làm xói mòn hệ thống gia đình như các mối quan hệ tình cảm thực sự ngoài hôn nhân. Mại dâm không thể bị xóa bỏ hoàn toàn trong một xã hội khắt khe với tình dục vì nó chính là hậu quả của sự khắt khe đó.

Xã hội càng khắt khe về tình dục thì động lực tìm đến mại dâm của những người đàn ông độc thân và những người không thỏa mãn với tình dục trong cuộc sống vợ chồng lại càng lớn.

Người mẫu bán dâm: Đại gia "phủi tay", chân dài chịu tất?
Không ai đồng tình với những hành động của các chân dài bán dâm. Nhưng sẽ là quá bất công khi chỉ công khai thông tin người bán mà giấu nhẹm đi danh tính kẻ mua.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn