Loại củ có khả năng chống ung thư mà chúng ta đang nhắc đến chính là khoai lang.
Năm 2014, các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành một cuộc khảo sát quy mô lớn trên 260.000 người, tìm hiểu về mối liên hệ giữa thói quen ăn uống và nguy cơ ung thư.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rau quả có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và danh sách 20 loại rau có hiệu quả chống ung thư được công bố. Đặc biệt, khoai lang được xếp ở vị trí đầu tiên.
Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất xơ, carotene, pectin, axit amin, cùng các loại vitamin và hơn 10 nguyên tố vi lượng quan trọng như canxi, kali. Sự kết hợp này giúp bảo vệ tính toàn vẹn của cấu trúc tế bào biểu mô - lớp tế bào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Các dưỡng chất trong khoai lang không chỉ đóng vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch mà còn góp phần ngăn chặn quá trình hình thành ung thư. Chất xơ và pectin giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ việc thải loại các kim loại độc hại ra khỏi cơ thể.
Carotene và các loại vitamin khác có trong khoai lang giữ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, khoai lang còn giúp:
- Bảo vệ mạch máu
Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như beta-carotene và vitamin C, giúp làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Ngoài ra, axit folic và vitamin B6 có trong khoai lang còn giúp giảm mức độ cysteine trong máu, góp phần bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương.
- Giảm mỡ
Hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang giúp hấp thụ nước trong đường tiêu hóa, loại bỏ các chất béo, độc tố ra khỏi cơ thể.
Thêm vào đó, khoai lang giúp tạo cảm giác no, giảm lượng thức ăn tiêu thụ, hỗ trợ quá trình kiểm soát cân nặng.
- Giảm huyết áp
Khoai lang là thực phẩm có hàm lượng kali cao và natri thấp. Kali giúp đẩy nhanh quá trình thải natri dư thừa ra khỏi máu, từ đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp, đặc biệt có lợi cho những người bị cao huyết áp.
Thời điểm tốt nhất ăn khoai lang là vào buổi sáng, giúp cung cấp năng lượng cho ngày mới.
Thời điểm không nên ăn khoai là buổi tối vì dễ bị trào ngược acid, nhất là những người dạ dày yếu hoặc có hệ tiêu hóa kém vì sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng. Vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên sẽ càng khó tiêu hóa và dẫn đến chứng mất ngủ.
Một số lưu ý khác khi ăn khoai lang, gồm:
- Khoai vỏ đỏ ruột vàng là một trong những loại khoai có tác dụng tốt nhất.
- Khoai lang và rau lang chứa nhiều canxi, do đó không nên ăn quá nhiều vì có thể gây sỏi thận.
- Khoai lang là thực phẩm rất tốt với nhiều chất dinh dưỡng và tác dụng hữu ích nhưng khoai lang ăn cả vỏ lại không tốt cho hệ tiêu hóa.
Khoai lang nên dùng trong tuần và phải được để ở nơi khô ráo, không có chuột bọ. Những củ khoai có vết nâu, đốm đen trên vỏ thường mất hương vị và còn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Khoai lang luộc dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn khoai nướng hoặc chiên. Khoai có thể giữ lại tới 92% chất dinh dưỡng khi đun sôi trong nồi có nắp đậy kín trong 20 phút.
Tác giả: Mộc
-
Cách xử lý tường bị ẩm, nấm mốc đơn giản, hiệu quả
-
Tăng cường sức khỏe tim mạch với loại gia vị ‘mọc như nấm’ quanh nhà
-
Loại rau bình dân nhưng lại là ‘thần dược’ giúp kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường
-
5 loại thuốc nhất định phải có trong nhà vào mùa mưa bão
-
7 loại trà thảo mộc giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm rối loạn tiền đình