Củ dong có rất nhiều tên gọi khác nhau, hay còn gọi là mì tinh, dong đao, dong ta, dong tinh, bột đao, củ trút, bình tinh, hoàng tinh, huỳnh tinh... là một cây thuộc Họ Dong
Thành phần dinh dưỡng trong 120 gam củ dong tươi bao gồm: Calo, 78kcal, carbohydrate 16 gam, chất xơ 2 gam, protein 5 gam, vitamin B9 102% giá trị hàng ngày, photpho 17%, sắt 15%, Kali 11%...
Củ dong cũng tương tự như các thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, có thể được sử dụng thay thế cho lúa gạo hoặc trở thành nguyên liệu để sản xuất miến.
6 lợi ích từ thiết thực khi ăn củ dong
1. Củ dong có khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Bột củ dong bao gồm bột củ dong riềng có chứa khoảng 32% thành phần kháng tinh bột, loại tinh bột mà cơ thể không thể tiêu hoá hoặc hấp thu được. Khi trộn lẫn hỗn hợp bột với nước sẽ tạo thành dung dịch có tính chất dạng như gel nhớt đồng thời hoạt động tương tự như chất xơ hoà tan ở trong ruột.
Những thực phẩm có hàm lượng chất xơ và kháng tinh bột có thể sẽ làm chậm tốc độ tiêu hoá của cơ thể, khi đó mang lại cảm giác no lâu sau khi ăn. Từ đó giúp điều chỉnh được cảm giác thèm ăn và đặc biệt khi sử dụng bột củ dong pha nước có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân.
Hơn nữa, hàm lượng protein trong củ dong cũng được xem như một nhân tố giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.
2. Củ dong giúp tăng cường hệ miễn dịch
Bột chiết xuất từ củ dong không chỉ là một nguyên liệu tuyệt vời trong ẩm thực mà còn là một trợ thủ đắc lực cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Nhờ vào sự kết hợp hài hòa của các dưỡng chất thiết yếu như sắt, kali và vitamin B, loại bột này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Bên cạnh đó, sự kết hợp độc đáo của các khoáng chất trong bột củ dong còn tạo nên một "lá chắn" bảo vệ cơ thể, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và độc tố có hại.
3. Củ dong giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Củ dong chứa tinh bột kháng, một loại chất xơ không tiêu hóa được ở ruột non, mà sẽ lên men ở ruột già.
Quá trình lên men này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn có lợi cho sức khỏe đường ruột, giúp nuôi dưỡng các tế bào niêm mạc ruột, tăng cường chức năng hàng rào ruột và giảm viêm.
Loại củ quen thuộc này còn rất giàu oligosaccharide cũng là một loại chất xơ không tiêu hóa được, có tác dụng tương tự như tinh bột kháng, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột.
Nhờ khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng cường hấp thu nước, củ dong có thể giúp giảm triệu chứng tiêu chảy và ngăn ngừa mất nước.
4. Củ dong giúp cải thiện chức năng nhận thức, giấc ngủ
Củ dong hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của não. Hàm lượng sắt trong củ dong giúp cải thiện việc sản xuất huyết sắc tố, từ đó cải thiện lưu lượng máu và chức năng nhận thức, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và mất trí nhớ, làm giảm chứng mất ngủ.
5. Củ dong riềng hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Lượng kali dồi dào trong củ dong giúp thư giãn thành mạch máu, cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm áp lực lên tim và giảm nguy cơ tăng huyết áp - một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
Củ dong tự nhiên cũng chứa rất ít natri. Việc giảm lượng natri trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm gánh nặng cho tim.
Chất xơ trong củ dong, bao gồm cả tinh bột kháng, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL ("cholesterol xấu") trong máu.
6. Củ dong giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Giàu tinh bột kháng trong củ dong là một loại chất xơ không tiêu hóa được ở ruột non, mà sẽ lên men ở ruột già.
Quá trình lên men này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn có lợi cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện độ nhạy insulin. Khi độ nhạy insulin tăng lên, cơ thể có thể sử dụng insulin hiệu quả hơn để đưa đường từ máu vào tế bào, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Củ dong có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là nó được tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn so với các loại thực phẩm có GI cao.
Điều này giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn, đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.