Gan là bộ phận chịu trách nhiệm đào thải độc tố của cơ thể. Nếu cơ thể nhiễm nhiều chất độc từ thức ăn, môi trường sống thì gan sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề và tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như vàng mắt vàng da, sụt cân đột ngột, ngứa ngáy... điều đó cho thấy rất có thể gan đang bị nhiễm độc rồi, phải thanh lọc, thải độc ngay.
10 biểu hiện cho thấy gan đang "ngập" trong độc tố
Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay
Biểu hiện rõ nhất của tình trạng gan nhiễm độc là xuất hiện mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay... Nguyên nhân nhiễm độc gan gây ngứa là do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da.
Vàng mắt và vàng da
Vàng mắt và vàng da là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết các vấn đề về gan. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chất Bilirubin (chất thải màu vàng) được sản xuất từ mật và xử lý tại gan. Khi có nhiều bilirubin trong máu, chất này có thể rò rỉ vào các mô như da và mắt, khiến chúng chuyển thành vàng. Bên cạnh đó, nếu lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng thì cho thấy gan của bạn không hoạt động tốt và đã bị nhiễm độc.
Hơi thở có mùi
Gan bị nhiễm độc thì chất cặn bã sẽ không được thải ra mà đọng lại trong cơ thể. Lúc này, cơ thể buộc phải tìm cách đào thải bớt ra bằng đường phổi và gây ra hiện tượng có mùi hôi.
Cơ thể thay đổi bất thường
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, béo phì… nói chung là có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực thì đừng loại trừ trường hợp gan bị nhiễm độc. Bởi, khi gan bị nhiễm độc, các chất thải quá nhiều vượt quá khả năng giải độc thông thường của gan thì chúng sẽ tác động xấu tới cơ thể.
Hay bị đắng miệng
Những người có lá gan bị tổn thương thì dễ gặp hiện tượng rối loạn dịch mật. Điều này vô tình khiến miệng bạn bị đắng, khô, đau đầu, mắt đỏ và hay cáu gắt.
Rối loạn tiêu hóa
Đi vệ sinh cũng là một cách mà cơ thể thải hết độc tố ra bên ngoài. Thế nhưng nếu bạn đột nhiên gặp khó khăn khi đi vệ sinh (táo bón thường xuyên, đi ngoài khó khăn, buồn vệ sinh mà không đi được…) thì cũng hãy cẩn trọng. Bởi lúc này, gan rất có thể bị nhiễm độc khiến độc tố bị tái hấp thu vào đường máu nên không thể thải ra ngoài được.
Đau tức ở vùng hạ sườn phải
Gan nhiễn độc cũng là lúc mà người bệnh sẽ có cảm giác đau tức ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Khi ấy, gan sẽ bị sưng lên khiến lớp vỏ Gibson's Capsule bao quanh gan bị kéo căng và gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, gan bị nhiễm độc thì còn có thể gây ra hiện tượng rối loạn chức năng túi mật nên khi bạn ấn nhẹ vào vùng bụng thì gây ra cơn đau tức.
Nước tiểu màu nâu sẫm
Khi lượng bilirubin bị rò rỉ từ thận xuống hệ bài tiết do gan không kịp xử lý thì cũng gây ra hiện tượng nước tiểu trở nên sẫm màu hơn bình thường.
Nôn, buồn nôn
Nôn và buồn nôn thường xuyên là phản ứng của cơ thể với lượng độc tố ‘ngập tràn’ trong lá gan mà không được loại bỏ. Độc tố sẽ đi vào hệ tiêu hóa khiến cơ quan này bị căng thẳng quá mức và dẫn tới hiện tượng buồn nôn, nôn. Đặc biệt, nôn thường xuyên còn là biểu hiện cho thấy gan đã bị tổn thương.
Sụt cân
Gan nhiễm độc, xơ gan, ung thư gan đều gây ra hệ lụy sụt cân bất thường. Lý do là vì gan không còn đủ khỏe mạnh để xử lý thức ăn và chất thải đúng cách. Vì vậy, cơ thể không thể lấy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn mà bạn nạp vào nên mới dẫn tới tình trạng sụt cân.
Giảm khả năng tình dục
Gan nhiễm độc có thể dẫn đến rối loạn hệ bài tiết, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Khi hàm lượng hormon sinh dục giảm sút, sẽ gây mất cân bằng tỷ lệ hormon sinh dục nam và hormon sinh dục nữ. Từ đó dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và liệt dương. Vì vậy, khi bị suy giảm khả năng tình dục không rõ nguyên nhân thì nên đi khám sớm vì rất có thể lý do bắt nguồn từ bệnh gan.
Lưu ý: Khi gan bị tổn thương, các dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện cùng lúc, đặc biệt là trong các trường hợp như: sau khi uống rượu bia, ăn quá no, thời tiết thay đổi.
Phòng ngừa gan nhiễm độc
Được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể như chuyển hóa chất dinh dưỡng, khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Chúng ta cần phải bảo vệ lá gan của mình, tránh để gan bị nhiễm độc mà ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Gan bị nhiễm độc do rất nhiều nguyên nhân do vậy, khi bạn thấy cơ thể mình có các triệu chứng như trên thì cần đi kiểm tra để xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh, từ đó vạch ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh để lâu gây tổn thương gan nặng hơn.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn; tăng cường chức năng hệ miễn dịch và thúc đẩy hồi phục chức năng gan. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất chống mỡ gan; rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu; các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả....; thực phẩm giàu vitamin A như: Bắp cải, tỏi tây, gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau chân vịt, ... Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và chứa nhiều năng lượng.
Không dùng thuốc bừa bãi
Dùng thuốc tùy tiện là nguyên nhân gây nên hiện tượng gan nhiễm độc, do vậy chỉ nên dùng đến thuốc khi thực sự cần thiết và đúng chỉ định, liều lượng. Nếu phải sử dụng thuốc lâu dài thì nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được thử nghiệm để bảo vệ gan.
Sống lành mạnh
Duy trì thói quen sống lành mạnh; hạn chế tối đa rượu, bia, và các chất độc trong không khí; nên tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức khỏe.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
4 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo chức năng gan suy giảm, có thể ra đi bất cứ lúc nào nếu chủ quan
-
Cô giáo 28t cơ thể có mùi lạ, BS chẩn đoán K gan giai đoạn cuối: 3 dấu hiệu bệnh nhiều người bỏ qua
-
Bàn chân là bộ não thứ 2 của con người: Nếu xuất hiện 4 triệu chứng cảnh báo gan bị tổn thương
-
Muốn con khỏe mạnh ngừa thiếu máu, mẹ đừng quên bổ sung 4 loại thực phẩm giàu sắt này
-
Những loại cá giàu omega-3 bậc nhất, chớ nên bỏ qua