Cô giáo 28t cơ thể có mùi lạ, BS chẩn đoán K gan giai đoạn cuối: 3 dấu hiệu bệnh nhiều người bỏ qua

( PHUNUTODAY ) - Dù thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nhưng nữ giáo viên này vẫn chủ quan không đi khám. Đến khi tới bệnh viện thì đã muộn.

Cô giáo 28 tuổi cơ thể có mùi hôi khó chịu, đi khám mới biết bị K gan giai đoạn cuối

Đầu tháng 6 vừa qua, tờ Sohu (Trung Quốc) đưa tin về trường hợp bệnh nhân mắc K gan là cô Liễu, 28 tuổi, giáo viên dạy khiêu vũ.

Cách đây nửa năm, cô Liễu thấy cơ thể mình có nhiều mùi lạ. Mùi xuất hiện rõ nhất mỗi khi cô ở trong lớp dạy khiêu vũ. Dù tắm nhiều lần, mùi hôi cũng không hết. Điều này khiến cô giáo cảm thấy khá ngại ngùng.

Thời gian đó lớp học có nhiều học viên hơn nên cô cũng bận rộn và không có thời gian đi khám. Tuy nhiên, một lần vô tình nghe được lời phàn nàn của phụ huynh về mùi hôi trên cơ thể mình, cô Liễu đã khuyết tâm đi kiểm tra sức khỏe.

Tại bệnh viện, cô Liễu cảm thấy vô cùng suy sụp khi bác sĩ thông báo gan của của cô có dấu hiệu bất thường. Kết quả xét nghiệm AFP trong gan của cô Liễu là 470 UI/mgl. Trong khi đó, chỉ số này ở người bình thường chỉ có 25 UI/ml.

Sau khi tiền hành sinh thiết khối u trong gan và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán cô Liễu đã bị K gan giai đoạn cuối.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ câu chuyện đáng tiếc của nữ giáo viên này, bác sĩ cảnh báo bất cứ ai thấy cơ thể xuất hiện mùi hôi bất thường, đặc biệt là ở 3 vị trí này thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Gan là cơ gan không có cảm giác đâu nên đôi lúc các triệu chứng bệnh rất dễ bị nhầm lẫn.

Hôi miệng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Thông thường, khi vừa ngủ dậy miệng sẽ có mùi hôi. Tình trạng này sẽ giảm đi rõ rệt sau khi bạn đánh răng. Ngoài ra, bệnh răng miệng (sâu răng, viêm nướu) cũng khiến hơi thở khó mùi nhưng chỉ cần điều trị là mùi hôi sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu răng miệng không gặp vấn đề, dù đã đánh răng sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi thì bạn nên kiểm tra chức năng gan càng sớm càng tốt.

Khi gan bị tổn thương, quá trình chuyển hóa amoniac và nitơ bị cản trở. Hai chất này không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể và sẽ theo khoang miệng để thoát ra, gây nên mùi hôi.

co-the-co-mui-hoi-canh-bao-k-gan-02

Nước tiểu có mùi hôi

Ở người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có mùi hôi thoang thoảng sau một đêm ngủ dậy. Nguyên nhân chính là do những độc tố, cặn bã được gan đào thải đi theo nước tiểu để ra bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng nước tiểu có mùi hôi nồng nặc, dù ở bất cứ thời điểm này trong ngày, hãy cảnh giác với bệnh gan.

Như đã hói ở trên, gan có nhiệm vụ chuyển hóa amoniac và nitơ. Khi gan bị tổn thương, các chất này không được đào thải kịp thời mà bị tích tụ lại trong cơ thể. Sau đó, một phần đi ra ngoài theo đường nước tiểu và khiến nước tiểu có mùi hôi nặng nề.

Mùi mồ hôi

Khi gan bị tổn thương, tốc độ trao đổi chất và khả năng giải độc của cơ thể bị cản trở. Lúc này, chất độc, chất cặn bã không được đào thải ra bên ngoài đúng cách. Một phần sẽ được đào thải thông qua bài tiết mồ hôi, khiến cơ thể lúc nào cũng có mùi khó chịu.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link