Người khôn khéo không phải giả tạo, người nói thật đôi khi lại không chân thành
Những người sống chân thành thì được ví như thước đo trong miệng và là tấm gương ở trong tim. Họ biết rõ nên nói gì và làm gì.
Nhiều người cho rằng vì không muốn mang tiếng là thảo mai, thích nịnh nọt nên cứ sống thật ngau thẳng. Nhưng đôi lúc lời nói ra thì khiến người khác đau lòng.
Một chân lý luôn chính xác là người càng khôn ngoan thì chưa chắc đã giả tạo, còn người nói thật chưa chắc chân thành.
Làm người khôn ngoan nhất chính là biết lựa lời mà nói, không khiến người khác đau lòng, không khiến người khác tổn thương.
Mặt khác dù là kiểu người thật thà, nhưng ích kỷ, lúc nào chỉ sống vì cảm xúc của chính mình thì họ cũng là kiểu người không đáng kết giao.
Người càng khôn khéo càng thông minh
Ở đời, đôi lúc thấu tỏ mọi thứ nhưng lại không thích nói ra, chỉ cần chừa cho đối phương đường lùi mà chừa cho mình chút khẩu đức.
Người càng thông minh thường nhìn rõ mọi chuyện, nhưng chỉ người có trí tuệ mới đủ bao dung để không nói ra những lời tàn nhẫn làm tổn thương người khác. Người có trí tuệ là người biết giữ thể diện cho người khác. Người khôn nghĩ trước khi nói, kẻ dại thì cứ nói hết sạch mọi thứ chẳng nghĩ đến cảm xúc của người khác.
Nếu bạn là người ngay thẳng, thật thà thì nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nói với người khác. Cư xử khôn khéo chính là cách kéo gần khoảng cách giữa người với người nhất. Cách nói chuyện sẽ tiết lộ con người của bạn.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Các cụ xưa dặn: ''Nhà có tam lậu hậu đại nghèo, nhà hiện tam tượng ắt có quý nhân'', muốn ám chỉ điều gì
-
Họ hàng từ xa đến chơi, tốt nhất không nên mời họ ở lại trong nhà quá lâu kẻo sinh ''4 họa''
-
Các cụ dặn: 'Dù nghèo đến đâu cũng không nên ăn lươn trông trăng', lươn trông trăng là thứ gì?
-
Người khôn ngoan có 7 điều chỉ âm thầm làm nhưng không nói, kẻ dại gặp ai cũng kể lể
-
Ở đời có 3 loại người càng sống càng bạc phúc, ''số khổ'' quanh năm: Bạn có nằm trong số đó?