2 khung giờ lên hương đẹp nhất trong ngày Rằm tháng 7
Trong quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm Diêm vương mở Quỷ môn quan, các cô hồn dã quỷ có thể quay lại dương thế. Do đó, người ta còn gọi tháng này là tháng cô hồn. Trong tháng này, ngoài các hoạt động lễ cúng vào mùng 1 và ngày Rằm như thông lệ, một số gia đình còn tổ chức lễ cúng cô hồn (còn gọi là cúng chúng sinh, xá tội vong nhân) và làm lễ Vu Lan báo hiếu theo đạo Phật.
Đặc biệt, cả lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan đều được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, tức ngày Rằm tháng 7. Tuy nhiên, mỗi lễ cúng sẽ có thời gian tổ chức, nghi thức và lễ vật khác nhau.
Trong đó, dân gian cho rằng lễ cúng Rằm tháng 7 nên được làm trước 12h trưa ngày 15/7 âm.
Năm 2024, ngày 15/7 âm - Rằm tháng 7 rơi vào Chủ nhật ngày 18/8 dương lịch. Đây là ngày Quý Sửu, buổi sáng có hai khung giờ tốt là 5h-7h và 9h-11h.
Lễ cúng chúng sinh thể hiện tấm lòng nhân ái của người ở dương gian đối với những cô hồn không nơi nương tựa. Lễ cúng này cần được đặt ngoài trời, trước cửa nhà. Có quan điểm cho rằng nên thực hiện lễ cúng trước 12h ngày 15/7 âm lịch, tránh lúc mặt trời lặn, lúc cửa âm phủ đã đóng. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng lễ cúng này cần tiến hành vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn để các cô hồn dễ nhận được lễ vật. Thời gian tổ chức lễ cúng có thể tổ chức tùy theo quan điểm của gia đình, phong tục địa phương.
Lễ cúng Chư Phật, thần linh thường diễn ra vào buổi sáng hoặc buổi trưa ngày Rằm tháng 7, trong khoảng 10h đến 12h là thích hợp.
Mâm cúng Rằm tháng 7
- Mâm cúng Phật
Đối với mâm cúng Phật, gia chủ cần chú trọng nhất vào sự thành kính, thành tâm, không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề mâm cao cỗ đầy. Mâm cúng Phật sẽ là đồ chay, được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ. Gia chủ cần chuẩn bị hoa tươi, trái cây tươi, nước sạch và có thể chuẩn bị mâm cỗ với các món ăn chay.
- Mâm cúng thần linh, gia tiên
Mâm cúng thần linh, gia tiên trong dịp Rằm tháng 7 có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy theo điều kiện của gia đình. Ngoài ra, các vật phẩm không thể thiếu trên mâm cúng gồm có hoa tươi, trái cây tươi, hương, đèn/nến...
- Mâm cúng chúng sinh, cúng cô hồn
Theo quan niệm dân gian, mâm cúng chúng sinh, cúng cô hồn không nên làm lễ mặn mà phải dùng lễ chay gồm gạo, muối, cháo trắng, trái cây tươi, khoai lang luộc, sắn luộc, ngô luộc, bánh kẹo, nến, vàng mã. Những vật phẩm này mang ý nghĩa cầu nguyện cho các vong hồn sớm được siêu thoát.
- Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan là dịp lễ đặc biệt theo đạo Phật, mang ý nghĩa nhắc nhở con người về cội nguồn, về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Trong ngày này, mọi người thường tham gia các nghi lễ truyền thống ở chùa để cầu mong sự bình an và những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cúng quanh năm không bằng rằm tháng 7 nhưng nên chú ý điều này tránh gây hại
-
Trăng Rằm tháng 7 Âm: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp may mắn đón lộc, thoát nạn
-
Hôm nay ngày tốt, giờ tốt để cúng chúng sinh cô hồn?Chú ý văn khấn chúng sinh tháng 7 và việc làm giải xui
-
Xem lịch âm hôm nay lịch vạn niên ngày 17/8, ngày rất xấu nên chú ý việc này
-
Rằm tháng 7 trở đi: 3 con giáp đổi vận, sự nghiệp thăng tiến, thu về nhiều tiền lẫn chuyện vui