Hai trường hợp sau sẽ hủy hoại dưỡng chất và công hiệu của mộc nhĩ khi chế biến:
Tại sao một loại nấm tốt thế này lại được coi là nấm chết người, chẳng lẽ ngoài công dụng, mộc nhĩ cũng có tác dụng phụ?
Bạn đừng vội vàng kết luận, đây thực sự không phải là bản chất của chúng. Tuy nhiên, trong hai trường hợp này, ăn mộc nhĩ có thể mất mạng.
1. Ăn mộc nhĩ khi ngâm lâu
Nhiều người sau khi ăn mộc nhĩ đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài rồi hôn mê và phải nhập viện cấp cứu. Nguyên nhân được các bác sĩ chuyên ngành kết luận là do ăn phải mộc nhĩ ngâm trong 3 ngày, gây ngộ độc sinh học cấp tính.
2. Ăn mộc nhĩ không nhai kỹ
Rất nhiều người có thói quen ăn uống vội vã, thức ăn chưa được nhai kỹ đã nuốt vào bụng. Có thể với nhiều loại thực phẩm thì không quá nguy hiểm, nhưng đặc biệt với món mộc nhĩ, thói quen ăn uống thiếu khoa học này có thể dẫn đến chứng tắc nghẽn đường ruột. Khi bạn không nhai kỹ mà nuốt nguyên cả miếng mộc nhĩ thì sau khi đi vào trong cơ thể, số mộc nhĩ này làm thể tích đường ruột trương phình lên, hình thành chứng tắc nghẽn ruột cấp tính. Do đó, chú ý nhai kỹ để cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất trong thực phẩm nói chung và mộc nhĩ nói riêng.
Ăn mộc nhĩ thế nào cho an toàn và bổ dưỡng?
Mộc nhĩ được xem là nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Đặc biệt nó được gọi là “thượng phẩm” dưỡng sinh đối với người trung và lão niên. Tuy nhiên, khi không được xử lý thỏa đáng, mộc nhĩ có thể biến thành chất độc, làm sao để ăn mộc nhĩ cho an toàn là vấn đề bạn cần biết.
Dùng nước ấm để ngâm rửa mộc nhĩ
Trong quá trình sơ chế, tốt nhất bạn nên dùng nước đun sôi để cho ấm lại rồi ngâm mộc nhĩ để rút ngắn thời gian, giảm cơ hội vi khuẩn xâm nhập vào mộc nhĩ và chỉ ngâm trong khoảng 3 - 4 giờ.
Bạn cũng có thể thêm một ít muối để giúp mộc nhĩ nhanh mềm, thường thời gian ngâm rút ngắn lại chỉ còn khoảng 30 phút. Chú ý, sau khi ngâm, những phần nào trên mộc nhĩ vẫn “co chặt” mà không có hiện tượng nở mềm thì nên bỏ đi.
Tận dụng bột mì để làm sạch tạp chất
Mộc nhĩ tuy ngon và bổ dưỡng nhưng nếu không sơ chế sạch sẽ rất khó chịu khi thưởng thức. Bạn có thể dùng mẹo cho 2 muỗng bột mì vào nước ấm ngâm mộc nhĩ, dùng tay xốc và trộn đều lên để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám trong những khe hở nhỏ trên mộc nhĩ.
Mộc nhĩ không nên ăn chung với thực phẩm nào?
Tốt nhất bạn không nên ăn mộc nhĩ với ốc đồng. Xét theo dược tính của thực phẩm, ốc đồng có tính hàn, nếu kết hợp với mộc nhĩ sẽ gây bất lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra, thịt gà và thịt vịt cũng không nên ăn cùng mộc nhĩ.
Đồng thời, mộc nhĩ có công hiệu kháng ngưng tụ, người mắc bệnh về máu huyết, đặc biệt là chứng máu khó đông tuyệt đối không ăn. Thai phụ cũng hạn chế khi ăn mộc nhĩ.
Cách chọn mộc nhĩ ngon nhất
Chọn mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày thì ăn sẽ ngon và giòn. Không nên chọn loại mộc nhĩ xù xì vì loại này chỉ cần ngâm vào nước ấm đã bị nhũn.
Không chọn mộc nhĩ có vết đen hay màu đỏ cam.
Khi mua, dùng tay nắm vài cái, sau khi bỏ tay ra, viền mộc nhĩ có tính đàn hồi nhanh chóng duỗi ra, có nghĩa là hàm lượng nước ít thì đấy là loại mộc nhĩ tốt.
Không ăn mộc nhĩ khi cơ thể có dấu hiệu sau:
- Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.
- Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.
- Người có có địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ...
Tác giả: Bảo Trâm