3 bí ẩn lớn của lịch sử Việt Nam đến nay vẫn chưa có lời giải, kỳ lạ nhất là điều cuối

( PHUNUTODAY ) - Lịch sử luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Đặc biệt là với những bí ẩn lịch sử này, đến nay dù đã hàng ngàn năm trôi qua nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Tuổi thọ của Vua Hùng

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có viết, Kinh Dương Vương lên nắm ngôi và năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Các triệu đại vua Hùng cũng bắt đầu từ đó. 18 đời vua Hùng sau đó đã nối tiếp nhau, đến năm Quý Mão 258 TCN thì dừng lại.

Từ năm 2879 – 258 TCN là 2.622 năm, làm sao để 18 đời vua Hùng có thể trị hết từng ấy thời gian? Nếu mỗi đời vua trị vì khoảng 150 năm thì tuổi thọ của vua là bao nhiêu? Thời xa xưa khi mà y tế chưa phát triển, tuổi thọ của con người khá thấp. Những điều mâu thuẫn này sẽ được giải thích như thế nào?

Có một giả thuyết được giới sử học nghiêng về nhiều nhất là 18 đời vua Hùng không chỉ 18 cá nhân mà là 18 chi (nhánh/ngành). Có nghĩa là mỗi đời lại có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì, lấy chung vương hiệu. Do đó, con số 18 đời chỉ là để tượng trưng, ước lệ vì nó là bội số của số 9, con số gắn liền với tâm linh của người Việt Nam. Tuy nhiên đó cũng chỉ là giả thuyết, chưa ai biết đáp án thật sự hay khẳng định điều gì.

Thủ phạm thảm án Lệ Chi Viên

Thảm án Lệ Chi Viên đã xảy ra cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn chưa tìm ra được hung thủ. Sự ra đi bí ẩn của vua Lê Thái Tông và việc 3 đời nhà Nguyễn Trãi bị xử tử đến nay vẫn là đề tài gây tranh cãi.

Theo sử sách có ghi chép lại, ngày 4/8/1442, vua Lê Thái Tông đến Lệ Chi cùng người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ. Dù đã 40 tuổi nhưng bà Lộ vẫn rất đẹp, lại là người văn hay chữ tốt nên bà được vua yêu quý. Cả hai thức cùng nhau suốt đêm trong Lệ Chi nhưng sáng hôm sau vua băng hà. Sau đó, bà Nguyễn Thị Lộ bị quy tội giết vua, nhà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.

Đến năm 1464 vua Lê Thánh Lông sau khi lên ngôi đã tìm hiểu sự tình, rửa oan cho Nguyễn Trãi, tìm hậu thế còn sống sót của dòng dõi đại thần này là Nguyễn Anh Vũ rồi bổ dụng.

Tuy không có ai đứng ra nhận trách nhiệm cho thảm án Lệ Chi Viên nhưng các sử gia nhận định rất có thể chủ mưu vụ án là bà Nguyễn Thị Anh – vợ thứ của vua Lê Thái Tông. Vốn bà Nguyễn Thị Anh đã có tư thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Trước đây, bà bị dèm pha vì mang thai trước khi vào cung. Thái tử Bang Cơ con trai bà cũng bị nghi không phải con của vua. Vì sợ Nguyễn Trãi “thêm lời” khiến vua nghi ngờ nên bà Nguyễn Thị Anh đã sát hại vua rồi đổ tội cho vợ chồng vị đại thần này.

Tác giả của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà

Hầu hết người Việt Nam đều thuộc lòng bài thơ Nam Quốc Sơn Hà và vẫn cho rằng tác phẩm này của Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, tất cả sử liệu đều không ghi tên tác giả bài thơ hào hùng này. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chỉ viết chung chung rằng một đêm nọ quân sĩ nhà Lý đang ngủ thì nghe có tiếng người đọc bài thơ rất to, phát ra từ đền Trương tương quân.

Trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái lại cho rằng Nam Quốc Sơn Hà có từ thời Lê Hoàn chống Tống, một “thần nhân tàng hình trên không” đã đọc bài thơ trên sông Như Nguyệt.

Cho đến nay nguồn gốc của Nam Quốc Sơn Hà – bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam vẫn còn là một bí ẩn.

Tác giả: Trần Thu Thủy