3 bước nhìn người, thấu hiểu người khác là kẻ xấu hay sống chân thành

( PHUNUTODAY ) - Hành vi thiện có thể xuất phát từ sự ngụy trang, hành vi ác có thể xuất phát từ những sai sót. Đây chính là bước vào tầng thứ hai, quan sát động cơ của những hành vi ấy.

Nhìn việc người làm

Đối với một người, trước hết là xem họ làm những gì, điều thể hiện ra trên bề mặt là việc thiện hay việc ác. Tức là nhìn người thì đầu tiên không nên xét đoán động cơ của họ mà cần xem kết quả luân lý của bản thân hành động đó.

Xem việc thiện của người khác thì dựa vào dấu tích kết quả, chứ không xem xét kỹ tới tâm. Nguyên nhân của việc này nằm ở chỗ tâm tình của con người thường là bất ổn, thậm chí thiện ác khó phân. Hơn nữa thì mang tâm tốt mà kết quả xấu thì hóa lại xấu, sẽ dễ khiến người ta đồng cảm tha thứ, nhưng kỳ thực điều này cũng không phù hợp với nguyên tắc đạo đức ngay chính nhất.

Thế nên nhìn người thì việc đầu tiên là xem xét kết quả bề mặt trong các hành vi của họ.

Xem việc thiện của người khác thì dựa vào dấu tích kết quả, chứ không xem xét kỹ tới tâm. (ảnh minh họa)

Xem nguyên nhân người làm

Hành vi thiện có thể xuất phát từ sự ngụy trang, hành vi ác có thể xuất phát từ những sai sót. Đây chính là bước vào tầng thứ hai, quan sát động cơ của những hành vi ấy. Con người khi làm một việc nào đó thì đều có nguyên nhân, mà phần lớn nguyên nhân xuất phát từ bản thân của người ấy. Có vì lợi, có vì danh, có vì tình, vì truy cầu...rất hiếu khi là vô tư vô ngã.

Người quân tử cũng yêu thích lợi ích, nhưng phải dùng đạo lý mà đạt được. Xuất phát điểm là từ cá nhân, tuy nhiên bởi vì đạo nghĩa mà hành vi khác biệt. Thế nên cần xem trong quá trình làm việc, người ta có vì đạo nghĩa mà lựa chọn hàng vi của mình không.

Trong khi làm việc thiện thì lại có mấy loại nguyên nhân, thực tâm hành thiện, giả vờ hành thiện hay nhẫn chịu mà hành thiện. Nếu là chân thiện thì chẳng cần bạn luận. Nếu là ngụy thiện ắt trong lòng có ý đồ khác, bản thân việc ngụy trang đã hạ thấp giá trị của bản thân.

Quan sát xem họ thấy an vui vì đâu là bước cuối cùng để hiểu được tâm thái của một người. (ảnh minh họa)

Xét việc khiến người an vui

Quan sát xem họ thấy an vui vì đâu là bước cuối cùng để hiểu được tâm thái của một người. Đây là lời giải đáp cho việc nhẫn chịu mà hành thiện, tức là làm việc thiện, đông cơ cũng thuần chính, nhưng bản thân lại không vui vẻ khi làm việc này.

Ví dụ khi quyên góp ủng hộ thiên tai, mọi người đều quyên góp thì mình cũng quyên góp, nhưng là thuận theo thời thế chứ bản thân chẳng hề cảm thấy vui vẻ gì cả.

Cần phân định rõ ràng xem nội tâm của một người rốt cuộc đặt ở nơi nào. Quan sát xem một người cảm thấy tâm an hay không, thực tế nhìn xem điều gì chứa đựng trong tâm khiến họ cảm thấy vui vẻ.

Tác giả: Truy Nguyệt