3 dấu hiệu tiểu đường thường xuất hiện vào buổi sáng
Khô miệng
Nếu bạn thường xuyên bị khô miệng, hoặc cảm thấy rất khát nước ngay sau khi thức dậy… Hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu lượng đường trong máu tăng cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường nếu không điều trị sớm. Bác sĩ Makkar chia sẻ, lúc này lượng đường trong máu tăng cao làm chậm quá trình sản xuất nước bọt.
Ngoài khô miệng, các dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thường xuất hiện mỗi sáng là đau miệng, môi khô nứt nẻ, nhiễm trùng, khô lưỡi, khó nuốt, khó nhai, loét khoang miệng,… Bất kể là lý do gì thì việc khô miệng mỗi sáng cũng là dấu hiệu bệnh, hãy đi kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
Mắt mờ
Thường thì sau khi thức dậy là lúc cơ thể cảm thấy minh mẫn, khỏe mạnh nhất do đã trải qua một đêm dài nghỉ ngơi. Nhưng nếu thấy mắt mờ, nhìn không rõ thì phải cẩn thận bệnh tiểu đường. Bác sĩ Makkar khẳng định, nguyên nhân do lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể bị sưng, gây suy giảm khả năng nhìn của bạn.
"Tình trạng mắt mờ, khó nhìn vào buổi sáng thường là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang tăng cao. Thế nhưng khi lượng đường trong máu ổn định, thị lực sẽ trở lại bình thường ngay lập tức. Bệnh tiểu đường có thể gây bệnh võng mạc, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp nếu không đi khám sớm" – Makkar chia sẻ.
Buồn nôn
Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là nhiễm toan ceton – tình trạng xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh ra quá nhiều axit trong máu. Dấu hiệu đầu tiên của loại bệnh này là khiến người mắc phải thấy buồn nôn, khát nước, khô miệng… vào mỗi sáng hoặc cả ngày dài.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng buồn nôn chỉ là cảm giác thoáng qua và sẽ hết sau vài phút. Tuy nhiên nếu buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác, bạn phải cảnh giác với bệnh tiểu đường và đi kiểm tra lượng đường trong máu ngay. Càng được chẩn đoán sớm thì khả năng ngăn ngừa bệnh càng cao.
Những cách giữ đường huyết ổn định
Để giữ đường huyết ổn định, người bệnh tiểu đường nên thay đổi lối sống, cách ăn uống theo hướng lành mạnh. Dưới đây là một số cách giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
- Quản lý lượng tinh bột nạp vào cơ thể.
- Ăn nhiều chất xơ.
- Kiểm soát khẩu phần ăn.
- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn thực phẩm giàu crom và magie.
- Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh.
- Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Theo dõi đường huyết.
- Duy trì cân nặng phù hợp.
- Tập thể dục đều đặn.
- Uống đủ nước.
- Ngủ đủ giấc.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Bệnh nhân tiểu đường luôn thấy đói: Tận dụng tốt 4 thủ thuật này giúp lượng đường trong máu tốt hơn
-
3 dấu hiệu sau bữa ăn chứng tỏ lượng đường trong máu cao
-
4 dấu hiệu "lạ" sau khi ăn chứng tỏ người đó có đường huyết cao, đi khám ngay còn kịp
-
Điều gì sẽ xảy ra với đường huyết nếu bạn uống cà phê mỗi ngày? 3 điều có thể khiến bạn bất ngờ
-
6 loại nước là insulin tự nhiên, giúp giảm lượng đường trong máu cực tốt: Người bị bệnh tiểu đường không nên bỏ qua