3 thời điểm uống cà phê tốt nhất
Từ 10 giờ - 11 giờ 30
Nhiều người luôn có thói quen uống cà phê vào sáng sớm, ngay sau khi vừa ngủ dậy mà chưa ăn sáng là một điều cực kì sai lầm.
Bởi lúc này, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoạt động ổn định, hormone căng thẳng cortisol vẫn đang tăng cao nên nếu uống cà phê ngay sẽ khiến đẩy mức căng thẳng lên cao hơn.
Từ đấy, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, choáng váng, bủn rủn chân tay, khó tập trung làm việc được.
Uống cà phê đúng thời điểm giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa đột quỵ, tiểu đường, thần kinh, ung thư... Uống cà phê đúng thời điểm giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa đột quỵ, tiểu đường, thần kinh, ung thư...
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm uống cà phê tốt nhất là 10 - 11 giờ 30 sau khi đã ăn sáng. Đây là thời gian mà hormone căng thẳng thấp, uống cà phê vào sẽ bạn giúp tỉnh táo, tốt cho sức khỏe.
Uống 30 phút sau khi ăn
Có thể bạn chưa biết, cà phê có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa nên uống sau khi ăn 30 phút là tốt nhất. Không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa các tình trạng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Từ 13 giờ – 15 giờ chiều
Sau 13 giờ chiều thì hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống khiến bạn luôn bị buồn ngủ, đầu óc mơ hồ. Lúc này bạn hãy uống ngay 1 ly cà phê để giúp tỉnh táo trở lại.
Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 - 2 cốc Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 - 2 cốc.
Lưu ý: Bạn không nên uống cà phê sau 15 giờ vì uống muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ buổi tối.
5 dấu hiệu bạn nên dừng uống cà phê kẻo gây bệnh
Bạn bị tăng huyết áp
Người bị tăng huyết áp nên ngừng uống cà phê, vì caffeine trong cà phê làm tăng huyết áp. Theo như một nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ tăng huyết áp do tuổi tác ở những nam giới uống nhiều cà phê cao hơn.
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu khác cho thấy rằng uống nhiều cà phê ở những người chuyển hóa cà phê chậm gây ra tăng huyết áp.
Bạn bị trào ngược dạ dày thực quản
Trong cà phê có chứa thành phần caffeine có thể kích thích các triệu chứng trào ngược axit vì nó có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, gây trào ngược dạ dày thực quản.
Uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống có chứa caffeine) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản Và theo nghiên cứu của hiệp hội Tiêu hóa Mỹ khuyến nghị người bị trào ngược dạ dày nên loại bỏ đồ uống có chứa caffeine.
Bạn bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc
Trong thành phần của ca phê thường có chứa hàm lượng caffeine cao, uống cà phê trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ có liên quan đến tác động gián đoạn đến giấc ngủ và tăng chứng mất ngủ.
Nếu bạn không thể loại bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê của mình, hãy uống cà phê sớm hơn hoặc giảm khẩu phần hàng ngày.
Bạn bị rối loạn lo âu
Nguyên nhân lào do hàm lượng caffeine cao, uống quá nhiều cà phê có thể gây ra các triệu chứng lo âu bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ.
Những người đã từng sống chung với chứng rối loạn lo âu đặc biệt nhạy cảm với những tác động tiêu cực này của caffeine.
Bạn bị rối loạn kinh nguyệt
Tùy theo cơ địa mỗi người mà khi uống cà phê trước ngày hành kinh sẽ làm chậm kinh nguyệt, tuy nhiên không đến mức kinh nguyệt bị chặn đứng lại, mà chỉ bị dời lại sau đấy vài ngày.
Ngày nào cũng uống cà phê, bạn sẽ bị tăng các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt bao gồm đau bụng dữ dội, chóng mặt, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, xanh xao. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết việc uống cà phê mỗi ngày không khiến cho ngưng kinh nguyệt mà còn làm cho vòng kinh ngắn lại.
Tác giả: Min Min
-
Dùng bột nghệ tưởng an toàn nhưng không phải: Dùng sai gan, dạ dày cũng bị tổn hại
-
Bữa tối tránh 3 loại thực phẩm này gan sẽ thầm cảm ơn bạn
-
Uống nước lá tía tô thêm 2 thứ này: Chống lão hóa, trẻ lâu, sống thọ
-
Người lưng mỏng một tấc, thọ hơn mười năm, vì sao?
-
6 thực phẩm phá vỡ cục máu đông hiệu quả: Ăn hàng ngày để mạch máu thông suốt, khỏe mạnh