Thanh niên 22t co cứng tay chân, mất ý thức sau khi uống cà phê: Mỗi ngày uống bao nhiêu cà phê mới tốt?

( PHUNUTODAY ) - Theo bác sĩ, tùy vào thể trạng, sức khỏe của mỗi người mà dùng lượng cà phê khác nhau.

Nam thanh niên 22t co cứng tay chân, mất ý thức sau khi uống cà phê

Ngày 9/11, bác sĩ CKII Lê Hồng Hải, khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết sau 3 giờ nhập viện, được truyền dịch và dùng thuốc an thần để loại bỏ hàm lượng caffein khỏi cơ thể, anh Nguyễn Văn Mạnh, 22 tuổi, (TP HCM) tỉnh táo trở lại.

Trước đó, Mạnh bỗng loạng choạng khi lái xe, ngã xuống đường, tay chân co cứng. Anh nhập viện trong tình trạng mất ý thức, gồng cứng toàn thân, mắt lờ đờ, tim đập nhanh.

download (79)

Bác sĩ Hải loại trừ đột quỵ, xác định bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, hành vi do cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất caffein. Điều này tác động đến hormone adrenaline khiến nhịp tim đập nhanh hơn, thậm chí thay đổi nhịp tim (rung tâm nhĩ), người bệnh nhanh chóng rơi vào loạng choạng, hoa mắt,...

Mạnh có thói quen uống mỗi ngày khoảng 5 ly cà phê. Mọi khi uống, anh vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường, không bị mất ngủ hay hồi hộp. Thế nhưng lần này, sau khi gặp 3 khách hàng, anh uống 3 ly cà phê, sau đó đi giao hàng.

Hinh-1-9926-1667961802

Bác sĩ Hải cho biết, lần đầu tiên BVĐK Tâm Anh TP HCM tiếp nhận trường hợp như anh Mạnh. Tùy cơ địa và thời điểm mà cơ thể có những chuyển hóa khác nhau dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác nhau. Đó là lý do trước đây anh Mạnh uống 5 ly cà phê vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường nhưng nay uống 3 ly lại xảy ra tình trạng này. Người bình thường nên uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày; riêng người "say" cà phê dẫn đến hồi hộp, tim đập nhanh, bồn chồn hoặc co giật... cần hạn chế hoặc không sử dụng.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu cà phê?

Theo bác sĩ, tùy vào thể trạng, sức khỏe của mỗi người mà dùng lượng cà phê khác nhau. Nhưng nhìn chung, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, dù yêu thích cà phê nhưng một người mỗi ngày không nên nạp quá 400mg (tương đương với khoảng 3 tách cà phê).

top-view-cup-coffee-with-copy-6041-9979-1667961802

Một số người uống nhiều hơn người khác nhưng không gặp tác động tiêu cực. Trong khi đó, nhiều người uống một ngụm cà phê đã bị tim đập nhanh, thở mệt, chóng mặt, buồn nôn. Cà phê và trà chứa nhiều caffein. Ngoài ra, nước soda, ca cao, nước tăng lực cũng chứa nhiều chất kích thích này.

Bác sĩ Hải khuyên khi uống cà phê hoặc các loại nước chứa caffein bị lo lắng, mệt mỏi, tim đập nhanh... cần ngưng uống để không nạp thêm caffein vào cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước lọc giúp đào thải caffein ra ngoài. Nếu nạn nhân co cứng người, cần cho uống 1-2 chai nước lọc 500 ml, sau đó đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Ngoài ra, uống cà phê thấy các dấu hiệu sau nên dừng ngay:

Run tay, đánh trống ngực, lo lắng: Caffeine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn và làm tăng nhịp tim. Vì vậy cần nghỉ ngơi và giảm lượng uống khi cần.

Đau bụng, tiêu chảy: Nếu uống nhiều hơn 2-3 cốc mỗi ngày, cơ thể không thích nghi đươc sẽ có tác dụng "tẩy" khiến bạn đau bụng và đi tiêu chảy.

Mất ngủ, đau đầu: Bạn có thể khó ngủ hoặc tỉnh giấc vào giữa đêm, đây là những tác dụng không mong muốn của caffeine. Cần nhớ rằng chất này ở trong cơ thể khoảng 14 giờ, trung bình thời gian tác dụng kéo dài khoảng 6 giờ sau khi sử dụng.

Theo:  xevathethao.vn copy link