Ở Nhật Bản, ba loại rau này được coi là rau trường thọ. Chúng thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người Nhật. Loại rau này có hương vị thơm ngon, dễ ăn, hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Lá khoai lang
Thông thường chúng ta chỉ sử dụng củ khoai lang, ngày nay không nhiều người ăn phần lá. Những chiếc lá khoai lang chính là kho báu dinh dưỡng. Lá khoai lang là một trong những món ăn có tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Lá khoai lang giàu flavonoid, vitamin A, protein, chất xơ... giúp tăng cường thị lực, ngừa táo bón, cải thiện chức năng miễn dịch, ngừa thiếu máu...
Rau khoai lang chứa lượng vitamin B2 cao gấp 10 lần so với củ khoai lang.
Theo Đông y, rau khoai lang có tính bình, vị ngọt... Nó được coi như một vị thuốc và có nhiều tên gọi khác như cam thử, phiên chử. Rau khoai lang có tác dụng chữa tỳ hư, kém ăn, thanh nhiệt, giải độc.
Chất xơ trong khoai lang giúp kích thích đại tiện, thúc đẩy quá trình giải độc ruột và các cơ quan khác như gan, thận. Thường xuyên ăn rau khoai lang sẽ giúp thanh lọc nội tạng. Món rau này giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
Ngoài ra, rau khoai lang còn tốt cho thị lực, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, góp phần hạ huyết áp, ổn định đường huyết, tăng cường miễn dịch của cơ thể.
Rau khoai lang có thể được chế biến theo nhiều cách như xào, luộc.
Rong biển
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nó chứa nhiều i-ốt, canxi, có tác dụng hỗ trợ trị bệnh bướu cổ.
Rong biển được ví là báu vật của biển cả. Loại thực phẩm này thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của người Nhật. Rong biển được chia thành nhiều loại khác nhau, có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau như cuộn sushi, làm salad rong biển, nấu canh rong biển...
Các món ăn từ rong biển cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú, từ protein, chất xơ đến các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe.
Lá hẹ
Đối với người Nhật, lá hẹ là một loại rau lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Lá hẹ chứa hợp chất chống viêm mạnh, giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Loại rau này còn chứa nhiều vitamin, chất xơ thô giúp cải thiện nhu động ruột, trị táo bón.
Lá hẹ còn có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc.
Ăn lá hẹ vào mùa đông, xuân còn giúp xua tan cảm lạnh, giúp tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh tình trạng thiếu dương khí.
Lá hẹ có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không nên ăn nhiều một lúc để tránh làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 100-200 gram/bữa.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Thấy bàn tay có 1 trong 4 dấu hiệu: Cận thận K gõ cửa, số 2 nhiều người nhầm tưởng bệnh ngoài da
-
Loại rau rẻ tiền mà giàu canxi hơn sữa, ăn thường xuyên giữ dáng, khỏe xương, không lo ốm vặt
-
Loại rau giàu protein và chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu
-
Loại rau giàu sắt gấp 10 lần thịt, cá: Biết tận dụng chẳng lo thiếu máu, mệt mỏi
-
7 vùng trên cơ thể bị đau cảnh báo bệnh gan đã đi vào giai đoạn nặng: Có 1/7 cũng nên đi khám sớm