Bác sĩ Dương Duy Khoa (giảng viên Bộ môn Nội tổng quát, khoa Y, trường Đại học Y Dược TP. HCM) đã tham gia Dự án Chăm sóc F0 ở cộng đồng của trường Đại học Y Dược TP.HCM (UMP). Bác sĩ Khoa hỗ trợ tại quận 10 trong 1,5 tháng qua. Đến này, dự án đã hoàn thành nhiệm vụ là chăm sóc cho F0 tại ác ổ dịch lớn của Quận 10 trong thời kỳ đỉnh dịch.
Hiện tại, quy trình theo dõi và điều trị F0 đã được UMP huấn luyện, chuyển giao lại cho hệ thống y tế quận 10. Bác sĩ Khoa tiếp tục sang quận Bình Tân để hỗ trợ.
Bác sĩ Khoa cho biết, nếu được giám sát, theo dõi, can thiệp sớm thì tỷ lệ không qua khỏi ở các F0 được giảm đi rất nhiều, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đội phản ứng nhanh, bác sĩ nhận thấy người bệnh điều trị tại nhà có nhiều điểm sai lầm.
Dùng thuốc không đúng
Một số người sử dụng sai túi thuốc được phát, nhất là túi thuốc B (các thuốc kháng viêm, kháng đông). Nhiều người chưa đến mức như khuyến cáo đã uống thuốc và coi đó là hành động dự phòng. Tuy nhiên, bác sĩ Khoa cho biết điều này chỉ làm tăng thêm mức nguy hiểm cho bệnh nhân.
Ngoài ra, một số người bệnh còn sử dụng thuốc theo tư vấn trên mạng, không có tác dụng điều trị Covid-19. Theo bác sĩ Khoa, đây là điều cực kỳ nguy hiểm và đáng báo động.
Chủ quan không theo dõi SpO2
Nhiều người nghĩ rằng mình khỏe và không cần theo dõi độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi SpO2; chỉ có người già, người có bệnh nền mới cần theo dõi chỉ số này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Khoa, đây là sai lầm nghiêm trọng vì có những trường hợp nồng độ oxy trong máu giảm thần lặng, người bệnh không có triệu chứng khó thở mà chỉ hơi mệt và vẫn có thể ăn uống bình thường. Người thân thấy vậy cũng yên tâm nhưng chỉ sau một giấc ngủ thì người bệnh không bao giờ tỉnh lại nữa. Khi người nhà gọi bác sĩ hỗ trợ tới thì bệnh nhân đã ngừng thở từ lúc nào không ai hay biết.
Do đó, bác sĩ khuyên dù bất cứ ai là F0 cũng cần chủ động theo dõi SpO2 2-3 lần ngày để phát hiện sớm tình trạng giảm oxy trong máu khi triệu chứng còn rất âm thầm.
Chỉ thở oxy tại nhà, không báo nhân viên y tế
Bác sĩ Khoa cho biết, thở oxy tại nhà chỉ là giải pháp "câu giờ" đối với những F0 diễn tiến nặng. Khi F0 có dấu hiệu khó thở nhiều, SpO2 dưới 94% thì việc cung cấp oxy tại nhà chỉ là tình huống tạm thời. Người bệnh cần được chuyển đến các cơ sở y tế để được theo dõi sát sao hơn.
Trên thực tế, có nhiều người bệnh khi thở oxy thì không theo dõi SpO2 nữa vì tin rằng thở oxy tại nhà cũng được. Bác sĩ Khoa cho biết đây là điều rất nguy hiểm. Người bệnh sau khi thở oxy vẫn cần theo dõi nồng độ oxy trong máu để xem chỉ số có được cải thiện hay không. Ngoài ra cần phải theo dõi các chỉ số khác như tần số thở, tần số tim, thở có co kéo hay không.
Lời khuyên dành cho F0 điều trị tại nhà
Bác sĩ Khoa khuyên các F0 cần phải bình tĩnh nhưng không được chủ quan. Ngoài ra F0 cần đánh giá nguy cơ của chính mình; trao đổi trước với người thân xem ai là người liên lạc và ra quyết định y khoa khi bệnh nhân trở nặng. Việc này giúp gia đình hiểu rõ hơn về nguyện vọng của người bệnh đồng thời tránh tình trạng rối ren trong giờ phút bệnh trở nặng.
Bác sĩ Khoa chia sẻ có những tình huống cấp cứu, gia đình sau khi được giải thích bệnh nặng thì từ chối nhập viện. Khi đó, nhóm cấp cứu và nhóm tư vấn qua điện thoại phải hợp sức giải thích hơn một giờ đồng hồ trước khi gia đình đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, gia đình nên chuẩn bị một số đầu mối liên lạc và hỗ trợ y tế cần thiết để liên lạc ngay khi F0 có dấu hiệu trở nặng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Đang cách ly tại nhà vì nhiễm nCoV, bé gái 6t rơi vào nguy kịch: Đến viện mới biết do sốc sốt xuất huyết
-
Lợi ích tuyệt vời từ quả bơ và cách ăn bơ chuẩn nhất mà nhiều người vẫn làm sai
-
Bé gái vừa ra đời đã 'tỏa hương thơm' như Hàm Hương, Bác sĩ nói với bố mẹ: Bệnh nặng chứ không đùa
-
Phụ nữ làm "chuyện ấy" bao nhiêu lần/tuần là tốt nhất?
-
Nguyên tắc 3 tránh, 2 làm giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu