Khi đóng bảo hiểm xã hội, mối quan tâm hàng đầu của người lao động có lẽ là quyền lợi được hưởng khi về hưu. Theo quy định, nếu thuộc 3 trường hợp này sẽ phải tạm dừng nhận lương lưu, người dân cần biết sớm để tránh bị ảnh hưởng quyền lợi bản thân.
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây.
Trường hợp 1: Người lao động xuất cảnh bất hợp pháp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, để được phép xuất cảnh, công dân Việt Nam cần tuân thủ các quy định như sau:
- Yêu cầu toàn bộ giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên.
- Trừ trường hợp được miễn thị thực; Công dân phải có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh;
- Không thuộc bất kỳ trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Nếu có bất cứ vi phạm nào trong các điều kiện kể trên, người có hành vi tự ý xuất cảnh ra nước ngoài sẽ bị xem là xuất cảnh trái phép. Với hành vi này, bên cạnh việc NLĐ bị dừng chi trả lương hưu hàng tháng mà còn có thể bị:
- Mức phạt hành chính từ 03 đến 05 triệu đồng (điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định
144/2021/NĐ-CP).
- Có thể bị truy cứu TNHS lên đến 03 năm tù về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh (Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015).
Trường hợp 2: Một người được tòa án tuyên bố mất tích
Theo Bộ luật Dân sự 2015, được quy định rõ tại khoản 1 Điều 68, một người sẽ Tòa án tuyên bố mất tích khi có đủ các điều kiện sau:
- Thời gian từ ngày biết tin tức cuối cùng của người đó từ 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết.
- Những người có quan hệ với người mất tích, người có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng do sự vắng mặt yêu cầu toà án thông báo, tuyên bố mất tích.
Ngay sau khi cơ quan BHXH nhận được tuyên bố mất tích của tòa án sẽ ngay lập tức tạm dừng việc chi trả lương hưu hàng tháng cho người đó.
Trường hợp 3: Người hưởng lương hưu không đúng quy định
Người lao động muốn hưởng lương hưu hằng tháng theo căn cứ Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) phải đáp ứng đủ 2 điều kiện cơ bản sau:
- Đủ tuổi nghỉ hưu: Trường hợp nghỉ hưu năm 2023 là từ đủ 60 tuổi 9 tháng đối với lao động nam và lao động nữ từ đủ 56 tuổi.
- Đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
+ Đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
+ Đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên: Các trường hợp còn lại.
Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào đối với những yêu cầu trên, cơ quan BHXH sẽ tạm dừng việc chi trả lương hưu, đồng thời sẽ ra thông báo báo bằng văn bản và nêu rõ lý do ngay sau khi có căn cứ cho rằng việc hưởng lương hưu của NLĐ là không đúng quy định.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Năm 2023, người lao động sẽ không được rút BHYT 1 lần nếu không đáp ứng 1 điều kiện, ai cũng cần biết
-
Tăng từ 20,8% mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, ai được nhận đầu tiên?
-
Đóng BHXH thời gian nào để hưởng lương hưu giảm từ 20 năm xuống 15 năm?
-
Kể từ 8/2023: Ai có thẻ BHYT khi đi khám sẽ được hưởng 1 quyền lợi cao chưa từng có
-
Chỉ còn 3 trường hợp viên chức được 'biên chế suốt đời', hưởng lương hưu cao nhất năm 2023 đó là ai?