Tính tới thời điểm hiện tại, theo số liệu của các nước đang tiêm chủng vắc xin Covid-19 nhiều nhất và có hệ thống theo dõi ghi nhận tác dụng phục của vắc xin tốt nhất, phản ứng dị ứng nói chung và phản vệ do vắc xin Covid là rất hiếm gặp.
Số liệu của Mỹ cho thấy với các vắc xin mRNA (Pfizer và Moderna) tỉ lệ sốc phản vệ chỉ từ 2,5-11ca/ 1 triệu mũi tiêm. Theo số liệu của châu Âu, tỉ lệ sốc phản vệ của vắc xin AstraZeneca là khoảng 8/1 triệu mũi.
Trước tới nay, cũng chưa có 1 hiểu biết rõ ràng nào về thành phần nào của vắc xin gây phả ứng dị ứng, với các vắc xin mRNA, người ta nghi ngờ Polythylene glycol và với vắc xin dùng Adnevirus là Polysorbete, đây đều là những thành phần của vắc xin.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn phân loại nguy cơ phản ứng với vắc xin Covid-19 thông qua 4 câu hỏi:
1, Bạn có bao giờ bị phản ứng nặng với thuốc tiêm trước đây không (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da)
2, Bạn có bao giờ bị phản ứng nặng với các vắc xin trước đây không?
3, Bạn có bao giờ bị phản ứng nặng với các chất gây dị ứng (thức ăn, côn trùng, phấn hoa...) trước đây không?
4, Bạn có bao giờ có phản ứng tức thời trong vòng 4 tiếng hoặc phản ứng nặng với thuốc hoặc vắc xin có chứa Polyrthylene Glycol hoặc Polysorbate trước đây không?
Nhóm Nguy cơ cao: Người trả lời Có cho câu hỏi 4, có:
- Tiền sử phản vệ với thuốc tiêm hoặc vắc xin chứa PEG, dẫn cuất chứa PEG, hoặc Polysorbate mà không chứng minh được đã dung nạp.
- Tiền sử nguy cơ phản vệ với PEG uống, ví dụ nhuận tràng.
- Để xử trí, cần chuyển chuyên khoa dị ứng để được hỏi bệnh kỹ, cân nhắc làm xét nghiệm và đưa ra giải pháp cho từng cá nhân.
Nhóm Nguy cơ trung bình: Người trả lời Có cho 1 trong 3 câu hoi 1-2-3, có:
- Tiền sử phản vệ với vắc xin hoặc thuốc tiêm KHÔNG chứ PEG hoặcPolysorbate
- Tiền sử phản vệ với thức ăn, uống, côn trùng...
- Tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân
Sau khi tiêm vắc xin, nhóm người này cần theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút.
Nhóm Nguy cơ thấp: Người trả lời Không với cả 4 câu hỏi trên
- Có tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc, nọc ong, côn trùng, latex nhưng không phản vệ
- Có tiền sử dị ứng với vắc xin khác nhưng không phản vệ
- Có bệnh lý hoạt hóa tế bào mast
- Viêm mũi dị ứng và hen phế quản
Nhóm người này sau tiêm cũng cần theo dõi ít nhất 30 phút.
Một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Sau khi tiêm
Ở lại để được theo dõi. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.
Lường trước một số phản ứng phụ
Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.
Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:
Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
Sốt nhẹ
Mệt mỏi
Nhức đầu
Đau cơ hoặc khớp
Ớn lạnh
Tiêu chảy
Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.
Hãy kiên nhẫn
Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna Covid-19 thứ hai, sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen Covid-19.
Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh
Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do Covid-19 gây ra, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không.
Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Làm thế nào để biết mình có phải là F0 'bệnh rồi tự khỏi'? BS giải đáp, có 1 cách để kiểm tra
-
"Thần đồng tiên tri" Ấn Độ tiếp tục dự đoán về Covid-19: Những điều đáng sợ hơn sẽ xảy ra trong 2022?
-
Hà Nội thêm 7 ca mắc Covid-19: Một tài xế xe cấp cứu 115 dương tính
-
Người mắc Covid-19 có nguy cơ trở nặng hơn khi mắc 1 trong 20 bệnh nền này
-
Xuất hiện 1 trong 8 triệu chứng này sau khi tiêm vắc xin Covid-19: Hãy đến viện ngay lập tức