Lời trách móc khi việc xảy ra rồi
Những kẻ đạo đức giả thường nói lời này khi sự việc đã xảy ra rồi. "Tôi biết ngay là mọi chuyện sẽ thế này. Đã bảo rồi, nếu làm theo những gì tôi nói thì giờ đã không ra nông nỗi này".
Những người đáng tin cậy không như vậy. Họ làm việc có nguyên tắc, biết cách bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình và sẽ không đổ tội cho người khác và trách móc khi vấn đề nảy sinh. Trong khi đó, những kẻ phù phiếm, đạo đức giả lại rất thích dùng cách này để che đậy sự ngu ngốc bên trong mình. Họ nghĩ rằng cách nói này có thể khiến người khác cảm nhận họ là người rất có khả năng, mọi chuyện ra nông nỗi này đều là do không làm theo ý của họ.
Lời trốn tránh trách nhiệm
Những người đạo đức giả thường sẽ có mặt rất nhanh bên bạn khi bạn thành công. Họ sẽ ở đó và cùng bạn chia sẻ phút giây chiến thắng. Tuy nhiên khi xảy ra vấn đề, phải chịu trách nhiệm, bạn sẽ không thấy mặt họ đâu bởi họ đã tránh đi nơi khác từ bao giờ.
Không cần biết sự việc đang xảy ra thế nào, không cần biết sự trốn tránh của mình khiến mọi người gặp khó khăn ra sao, những kẻ giả tạo sẽ luôn tìm cách để bản thân không liên quan gì đến sự việc.
"Tôi chưa bao giờ biết anh ấy làm điều này. Đó không phải việc của tôi. Đó là lỗi của một mình anh ấy. Một mình anh ấy đã tạo ra sai lầm lớn này."
Những người không có tinh thần trách nhiệm như vậy, luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác đều chẳng tốt đẹp gì. Sẽ tốt hơn khi bạn sớm nhận ra và tránh xa người như vậy. Nếu đó là mối quan hệ bạn không thể cắt đứt hoặc buộc phải làm việc cùng, hãy luôn nhớ bảo vệ mình và tự đặt ra ranh giới phù hợp.
Lời nịnh hót
Đàn ông hay phụ nữ, ai cũng thích được người khác lắng nghe và dành những lời khen ngợi có cánh cho mình. Những kẻ đạo đức giả biết điều này và tìm cách lợi dụng nó. Cho dù trong lòng rất chán ghét, họ vẫn chẳng ngại nói những lời nịnh nọt ngọt ngào.
"Bạn thật tuyệt vời. Tôi thực sự rất bất ngờ đấy. Chắc chắn kỳ sau bạn sẽ là người chiến thắng tiếp."
Tất nhiên, những lời nịnh hót họ nói ra đều có mục đích rõ ràng. Có thể bạn đang sở hữu điều gì đó có thể làm lợi cho họ hoặc có thể đằng sau những lời nịnh hót đó là sự mỉa mai. Đừng để bị lừa bởi những lời tưởng chừng ngọt ngào đó.
Sao keo kiệt vậy, nếu là tôi, tôi đã....
Đây là câu nói của những người giả vờ sống tử thế. Trong nhiều trường hợp, họ dùng những câu nói mang hàm ý phê phán đi kèm những triết lý để đi chỉ trích hành vi của người khác. Thế nhưng khi chuyện xảy ra với bản thân thì họ lại trở nên hẹp hòi, ích kỷ và làm ngược lại phát ngôn của mình trước đó.
Những người hay nói câu này thường hay nói đạo lý, tiếp đó là hạ bệ và coi thường người khác. Dù thích lôi lý lẽ ra phán xét người khác nhưng họ ít khi góp ý thẳng thắn với người được nói đến mà chỉ nói xấu sau lưng. Người hay nói những lời này thực chất là vì bản thân họ có tính đố kỵ, chẳng muốn ai hơn mình. Tuy nhiên, vì không có bản lĩnh nên họ chỉ dám nói sau lưng cho thỏa mãn lòng ghen tức.
Đây chính là kiểu người sống hai mặt. Bạn không nên kết giao với những kẻ tiểu nhân như vậy bởi biết đâu đến một ngày, bạn cũng có thể trở thành nhân vật chính trong những lời lẽ đạo lý của họ.
Tác giả: Mộc
-
Người xưa dặn con gái: Lấy chồng được "5 to" chẳng lo thiếu thốn, cái to đó là gì?
-
Người khôn không nói 3 điều, kẻ dại mải miết nói liều hại thân, là những điều gì?
-
Tổ tiên dặn kĩ: Có tiền đừng mua đất ven sông, giàu có đừng lấy vợ tái giá, vì sao?
-
Con cháu tự có phúc của con cháu, ông bà cha mẹ về già đừng dại gì sống thay
-
Nghèo không trách cha, khó không lừa bạn, vế thứ 3 ai làm được đời mới "lên hương"