Thực ra, nửa sau của nó còn có một câu khác ít người biết hơn “Chớ vì con cháu mà làm trâu làm ngựa” (Mạc dữ nhân tôn tác mã ngưu). Ý tứ của hai câu này là con cháu tự có phúc phận của con cháu, cha mẹ không cần phải vì con cháu mà lao tâm khổ trí quá nhiều, đừng vì con cháu mà làm trâu làm ngựa, quên cả cuộc đời của mình.
Như trong tác phẩm “Cảnh thế thông ngôn”, tác giả Phùng Mộng Long triều Minh viết: “Nói về phần đời con đời cháu thì đó là việc của đời sau, không thể chu toàn mười phần được. Có câu nói rất hay rằng con cháu tự có phúc của con cháu, không cần vì con cháu mà làm trâu làm ngựa.”
Mặc dù những việc mà cha mẹ làm đều là thể hiện tình yêu thương, quan tâm đối với con cái nhưng can thiệp quá độ thì e rằng sẽ khiến đôi bên cùng bị thương tổn. Hơn nữa, kết cục cuối cùng của sự phát triển của con cái cũng không nhất định sẽ hoàn toàn giống như cha mẹ mong muốn. Bởi vậy, thân là người bề trên, không cần phải quá độ hao tâm tổn sức vì con cái, sự tình gì của con cũng muốn phải tham gia.
Trọng thần nhà Thanh, Lâm Tắc Từ từng nói một câu đáng giá để các bậc cha mẹ phải suy nghĩ: “Con cháu nếu bằng ta, lưu lại tiền cho chúng làm gì? Có tài đức mà nhiều tiền thì làm hao tổn chí. Con cháu nếu không bằng ta, lưu lại tiền cho chúng làm gì? Ngu muội mà lại nhiều tiền thì càng tăng thêm tội lỗi.”
Thử nghĩ, nếu con cháu là người thiện lương có phúc thì cho dù cha mẹ không lưu lại gì cho thì chúng với hai bàn tay trắng cũng vẫn có thể gây dựng được sự nghiệp. Còn nếu như con cháu là người vô phúc thì cho dù cha mẹ lưu lại cho chúng gia tài bạc triệu, cuối cùng cũng là miệng ăn núi lở, trở về hai bàn tay trắng. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm lớn nhất là giáo dục con thành một người tốt, một người tử tế, giáo dục chúng những đức tính và phẩm hạnh cao đẹp. Còn cuộc đời của mỗi người chính là phải tự họ đi làm, tự họ đi cảm nhận, tự họ đi trải nghiệm.
Mặc dù sống với đại gia đình có thể là điều bổ ích, nhưng việc khiến cho mọi người trong nhà hài lòng lại là một thách thức.
Muốn con mình mai sau luôn nhớ về nguồn cội, coi trọng gia đình, hiếu kính với cha mẹ, bạn cần nhớ điều này:
Mỗi người đảm nhận vai trò riêng trong nhà
Trong một ngôi nhà nhiều thế hệ, mỗi người nên làm phần việc của mình, không nên để ai đó bị mắc kẹt với tất cả trách nhiệm của nhiều thành viên trong gia đình. Các công việc như nấu ăn, dọn dẹp, đi chợ và giặt giũ nên được phân chia cho mỗi người.
Đừng ngại giao nhiệm vụ dọn dẹp nhẹ nhàng cho những đứa trẻ đã đủ lớn. Hầu hết trẻ em đều thích tham gia và giúp dọn dẹp, vì vậy điều này có thể sẽ khiến chúng thấy vui, chẳng hạn như lau nhà, giúp xếp đồ, rửa bát đĩa và dọn dẹp phòng.
Biến hỗn loạn thành sự hài hòa
Khi cố gắng gìn giữ hòa khí trong gia đình, bạn sẽ gặp nhiều chuyện bực bội, nhưng điều quan trọng nhất bạn có thể làm là không oán giận, nếu không nó có thể tạo ra nhiều hỗn loạn hơn.
Sự thay đổi không diễn ra trong một sớm một chiều như mong muốn của bạn. Ví dụ, có thể mất một chút thời gian nếu bạn vừa tìm ra một cách thức hoạt động mới cho gia đình mình.
Giống như bất kỳ thói quen nào, cần có thời gian và nỗ lực nhất quán để tuân theo.
Họp gia đình
Bạn nên tổ chức một cuộc họp gia đình khi ai đó không hoàn thành nhiệm vụ của họ. Đây là một cách tuyệt vời để đảm bảo mọi người đều thống nhất quan điểm và thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào.
Cuộc họp có thể diễn ra hàng tháng hoặc bất kỳ khung thời gian nào phù hợp nhất với bạn.
Tạo không khí vui vẻ
Chắc chắn rằng công việc và trách nhiệm đôi khi khiến bạn cảm thấy quá tải và không mấy thú vị. Tuy nhiên, hãy thử kết hợp trò chơi, âm nhạc hoặc các yếu tố thú vị khác để làm cho nhiệm vụ trở nên thú vị hơn.
Nếu có thể làm theo những lời khuyên trên, bạn sẽ tạo ra một ngôi nhà đa thế hệ hài hòa, hạnh phúc và cân bằng. Bằng cách đảm bảo mọi người đều đồng quan điểm và hiểu rõ trách nhiệm của mình, bạn có thể tránh xung đột đồng thời xây dựng một gia đình bền chặt, gắn kết hơn.