Nằm ngửa
Nằm ngửa không phải tư thế tốt cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do khi mẹ bầu tăng cân, bụng bầu lớn hơn, tư thế nằm ngửa sẽ tạo cảm giác nặng nề và có thể ngăn cản oxy truyền đến thai nhi. Do đó, các chuyên gia khuyên chị em không nên nằm ngửa khi mang bầu. Nằm nghiêng sang trái là tư thế ngủ có lợi nhất cho mẹ và thai nhi.
Trong những tháng đầu của thai kỳ, khi cân nặng chưa tăng nhiều và thai nhi còn nhỏ mẹ vẫn có thể nằm ngửa. Từ tuần thai thứ 20 trở đi, mẹ nên thay đổi tư thế nằm khác để tránh ảnh hưởng tới sự an toàn của bé.
Xoa bụng liên tục
Nhiều bà bầu có thói quen chạm tay lên bụng và xoa như một cách tương tác với con. Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã có thể phán ứng lại với các tác động của mẹ thì việc xoa bụng là không nên. Xoa bụng nhiều và mạnh có thể làm bé bị kích thích, vận động nhiều hơn làm xoắn dây rốn hoặc làm dây rốn cuốn quanh người khiến oxy và dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con bị gián đoạn, gây nguy hiểm cho bé.
Hoạt động mạnh, lao động nặng
Phụ nữ mang thai không nên tham gia những hoạt động nặng nhọc vì nó khiến mẹ mệt mỏi, căng cơ, gây áp lực lên thắt lưng. Ngoài ra, nó còn khiến dây rốn cuốn quanh cổ bé.
Các chị em muốn tập thể dục trong thời kỳ mang thai nên chọn những hoạt động nhẹ nhàng, vừa cải thiện vấn đề sức khỏe vừa giúp chuyện sinh nở dễ dàng hơn.
Thức khuya
Thức khuya là việc chúng ta không nên làm đặc biệt là bà bầu.
Phụ nữ mang thai đi ngủ muộn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý cũng như đồng hồ sinh học của bé, khiến bé hoạt động tích cực hơn và dây rốn dễ bị thắt nút hoặc cuốn quanh cổ.
Mẹ bầu nên duy trì thói quen đi ngủ trước 10 giờ tối.
Tác giả: Thanh Huyền