Khi về già, không nên gặp những người mình từng yêu
Ai mà chẳng có một tuổi trẻ với những sự phù phiếm và tiếc nuối. Không phải những gì gắn bó thời trẻ cũng có thể đồng hành với bạn suốt cuộc đời này được.
Nhiều người từng yêu nhau rồi lại ly tán đến già lại tìm gặp nhau, cứ thế gây ra những mối quan hệ trái với luân thường đạo lý.
Lúc này, người mình từng yêu, từng ngưỡng mộ thời trẻ chỉ còn là nỗi ám ảnh. Bạn đã khác xưa, người ta cũng khác xưa. Vậy khi gặp lại nhau, cuộc sống êm đềm của hai người sẽ dần tan vỡ. Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống ổn định về già của bạn, lại thể hiện rằng bạn đang vô trách nhiệm với bạn đời của bạn.
Vậy nên những ai đã từng yêu nhưng chia tay thì đừng bao giờ nên gặp lại nhau.
Về già, không gặp lại kẻ khinh thường bạn
Chúng ta gặp đủ thể loại người khi còn trẻ. Có những người đối xử tốt với chúng ta, cũng có những người khinh thường chúng ta. Trên đời này, có rất ít người thực sự thấu hiểu, quan tâm và đối tốt với bạn. Khi già đi, bạn cũng chớ nên gặp lại kiểu người xem thường mình.
Nếu gặp lại thì chắc chắn có nguy cơ bạn sẽ muốn trả thù. Việc làm hại người khác vốn dĩ chẳng tốt đẹp gì cả. Nếu không thể trả thù họ, bạn sẽ đau khổ vì nghĩ rằng người ta khinh thường mình. Bạn cần biết rằng trên đời này muốn nhẹ nhõm thì phải buông bỏ, có buông bỏ thì bạn mới có thể thực sự hạnh phúc.
Về già, không gặp lại người hại bạn
Đường còn dài, sẽ luôn gặp những người làm tổn thương đến bạn. Đến lúc đó bạn sẽ vô cùng đau đớn, thậm chí còn hận những người làm tổn thương đến mình. Nhưng sau một độ tuổi nhất định, chúng ta thường coi nhẹ những tổn thương này, thậm chí còn cảm ơn những người đã làm tổn thương bạn.
Về già, không gặp lại kẻ có thù với mình
Mỗi chúng ta đều có bạn bè, người thân. Chúng ta có những kẻ thù không đội trời chung. Khi còn trẻ chúng ta có thể nhớ mối thù, nhưng khi về già hãy cố gắng quên đi thì sẽ tốt hơn.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Dân gian có câu: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', con rể lên giường thì sao?
-
Dân gian lưu truyền: Người hay rung chân, nhún vai sẽ khổ sở cả đời, hàm ý là gì?
-
Cổ nhân dạy “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”, nữ nhân tái giá thì sao
-
Dân gian có câu: "Người nghèo không tiết kiệm ba tiền, người giàu không vào ba cửa', ý nghĩa thực sự là gì?
-
Dân gian có câu: "Đàn bà nhìn chân, đàn ông xem tay", nhìn kỹ là biết ai giàu ai nghèo